7 liệu pháp hỗ trợ trị sẹo lồi dễ dàng thực hiện tại nhà

(3.86) - 71 đánh giá

Thay vì phải bỏ ra một số tiền lớn để đến thẩm mỹ viện, bạn hoàn toàn có thể làm mờ sẹo lồi bằng các sản phẩm quen thuộc tại nhà dưới đây.

Sẹo lồi phát triển bởi sự tăng trưởng quá mức của các mô. Với những người có cơ địa sẹo lồi, những vết thương nhẹ cũng có nguy cơ để lại sẹo lồi. Trước khi bắt đầu thực hiện các phương pháp trị sẹo như tiêm streroid hay dùng laser, có bao giờ bạn nghĩ mình nên thử những liệu pháp đơn giản hơn? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn 7 liệu pháp giúp hỗ trợ trị sẹo lồi dễ dàng ngay tại nhà.

1/Giấm táo

Giấm táo được xem là thành phần không thể thiếu trong các liệu pháp trị sẹo từ thiên nhiên. Nó có hiệu quả trong việc loại bỏ các vết sẹo lồi nhờ vào công dụng hạn chế viêm sưng và thu nhỏ kích thước vết sẹo.

Cách sử dụng giấm táo:

  • Thoa trực tiếp 1 thìa canh giấm táo lên vết sẹo
  • Massage vùng bị sẹo để giấm táo có thể thấm vào dễ dàng hơn
  • Chờ cho giấm táo khô đi
  • Khi giấm táo đã khô, bạn tiếp tục lặp lại các thao tác trên vài lần.

Việc sử dụng giấm táo nên được thực hiện nhiều lần. Bạn sẽ có được kết quả mong muốn khoảng 1 tháng sau khi sử dụng nó đều đặn mỗi ngày.

2/Lô hội (nha đam)

Lô hội giúp cải thiện các vết sẹo lồi rất hiệu quả. Lô hội có thể tái tạo da, điều này giúp sẹo hồi phục nhanh hơn và hạn chế hình thành sẹo lồi trên da.

Cách sử dụng lô hội:

  • Rửa sạch lô hội. Đảm bảo rằng chúng không còn bụi bẩn và vi khuẩn
  • Thoa gel lô hội trực tiếp lên da để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương
  • Để gel lô hội khô tự nhiên trên da trong nhiều giờ.

3/Baking soda

Rất nhiều người không biết được những lợi ích mà baking soda đem lại cho việc điều trị sẹo lồi. Baking soda được xem là sản phẩm tẩy đi các tế bào chết khá hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Trộn baking soda với hydrogen peroxide
  • Đặt hỗn hợp này lên vùng bị sẹo hoặc ngay trên vết sẹo lồi.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết sẹo, bạn có thể thực hiện liệu pháp này nhiều lần mỗi ngày.

4/Massage

Massage giúp cải thiện quá trình lưu thông máu ở vùng vết thương, từ đó góp phần hạn chế sẹo hình thành trên da. Ngoài ra, khi bạn massage vùng bị sẹo, nó có thể giúp loại bỏ đi những tế bào chết, góp phần ngăn hình thành sẹo lồi hiệu quả.

Các bước thực hiện massage đúng cách:

  • Bạn có thể dùng dầu dừa để massage
  • Bạn có thể tự massage hoặc nhờ các chuyên gia thực hiện, tùy vào từng vị trí của vết sẹo trên da.

5/Nước cốt chanh

Một điều tuyệt vời nước cốt chanh mang lại là công dụng ngăn ngừa hình thành sẹo lồi hiệu quả. Nước cốt chanh có chứa hàm lượng vitamin C cao giúp giữ cho da luôn khỏe mạnh. Chanh còn có các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn hình thành sẹo lồi. Nếu bạn đang mắc phải sẹo lồi, hãy sử dụng nước chanh để phần nào cải thiện được vết sẹo của mình.

Cách sử dụng nước cốt chanh:

  • Vắt lấy nước cốt chanh tươi
  • Thoa nước cốt lên vùng da bị sẹo
  • Sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm
  • Dùng nước cốt chanh ít nhất 1 lần mỗi ngày để có được kết quả tốt.

6/Sử dụng mật ong

Mật ong được xem là một chất dưỡng ẩm tự nhiên, giúp quá trình hồi phục vết thương diễn ra suôn sẻ và cải thiện vẻ bề ngoài của sẹo lồi.

Bạn có thể bôi mật ong nguyên chất và massage vùng bị sẹo 2–3 lần mỗi ngày.

7/Dùng aspirin

Khi nghĩ đến aspirin, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đây là một loại thuốc giúp giảm đau hoặc điều trị nhiều chứng bệnh khác trong cơ thể. Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng aspirin còn có công dụng trong việc ngăn ngừa và làm mờ sẹo lồi. Khi được sử dụng với liều lượng phù hợp, nó sẽ giúp bạn hạn chế kích cỡ của các vết sẹo lồi.

Cách sử dụng:

  • Dùng 3 hoặc 4 viên aspirin. Nghiền chúng ra thành bột
  • Cho thêm vài thìa nước để tạo nên một chất lỏng sệt
  • Để cho vùng bị sẹo khô thoáng, cho thêm chút tinh dầu tràm trà (tea tree oil)
  • Thoa bột aspirin lên vết sẹo lồi và hong khô
  • Thực hiện việc này mỗi ngày cho đến khi bạn đạt được kết quả như mong muốn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tủ quần áo cho bé: Mẹ nên chuẩn bị gì cho bé yêu?

(47)
Ngay từ khi biết tin có bé yêu, mẹ đã háo hức chuẩn bị tủ quần áo với thật nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải tìm hiểu ... [xem thêm]

10 điều cần lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm

(14)
Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quá trình ăn của bé. Hãy tham khảo 10 điều cần thiết sau để chuẩn bị tốt nhất khi con bạn bắt ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và thiếu máu nặng

(18)
Thiếu máu là bệnh thường gặp, nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tình trạng thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng nhưng thiếu máu nặng, ... [xem thêm]

Nhiễm trùng xoang: Những điều nên và không nên làm

(41)
Nhiễm trùng xoang là một tình trạng dễ gặp phải ở mọi đối tượng khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Thế nhưng, không phải ai cũng ... [xem thêm]

Đỉa – cứu tinh mới cho bệnh tiểu đường?

(79)
Kể từ buổi sơ khai của nền văn minh nhân loại, đỉa đã được sử dụng trong việc điều trị một số loại bệnh, bao gồm các rối loạn hệ thần kinh, các ... [xem thêm]

Tác dụng phụ khi tiêm chất làm đầy (filler) cho mặt

(83)
Bên cạnh các lợi ích khi tiêm filler (chất làm đầy) giúp làn da căng tràn sức sống thì việc sử dụng các chất làm đầy cũng gây ra các tác dụng phụ nghiêm ... [xem thêm]

Tinh dầu tỏi: Trị nhức mỏi và nhiều công dụng khác

(45)
Dầu tỏi là một trong những loại tinh dầu có tính chất mạnh mẽ nhất, đa chức năng, nhiều công dụng nhưng lại không được biết đến rộng rãi.Củ tỏi ... [xem thêm]

Những nguyên nhân đau mắt đỏ thường gặp và cách điều trị

(46)
Nếu một sáng bạn thức dậy và đột nhiên thấy mắt đỏ ngầu thì đừng làm ngơ. Có rất nhiều nguyên nhân đau mắt đỏ như viêm màng kết, xuất huyết kết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN