7 sai lầm khi rửa mặt mà chị em phụ nữ thường mắc phải

(3.74) - 10 đánh giá

Rửa mặt không đúng cách có thể khiến bạn gặp những rắc rối về da đấy. Bạn nên biết những sai lầm khi rửa mặt để tìm cách khắc phục chúng nhé.

Rửa mặt là một bước không thể thiếu trong thói quen chăm sóc da hằng ngày. Có vẻ như đó là một bước đơn giản, nhưng thậm chí bạn có thể làm hư da nếu thực hiện không đúng cách. Sau đây Chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn một số sai lầm khi rửa mặt mà nhiều chị em phụ nữ đang gặp phải để khắc phục bạn nhé!

1. Dùng sữa rửa mặt không phù hợp

Sữa rửa mặt phải có khả năng loại bỏ hoàn toàn chất bẩn, lớp trang điểm và bụi bẩn nhưng vẫn không làm mất quá nhiều chất dầu tự nhiên của da hoặc các tế bào da khỏe mạnh. Bạn nên tìm một loại sữa rửa mặt phù hợp với từng đặc điểm riêng biệt của làn da. Chẳng hạn như, nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn cần một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ không tạo nhiều bọt như Dove, Cetaphil và Cerave.

2. Lạm dụng sữa rửa mặt

Bạn chỉ nên rửa mặt tối đa hai lần một ngày. Thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng khi thức dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu phải hoạt động nhiều cả ngày và cần phải rửa mặt, bạn có thể rửa với nước sạch hoặc rửa nhanh với một ít sữa rửa mặt. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng sữa rửa mặt thường xuyên trong ngày. Vì việc lạm dụng sữa rửa mặt khiến da bạn mất đi độ ẩm, da sẽ dễ rám nắng và có nhiều nếp nhăn.

Nếu bạn không trang điểm hoặc da mặt không tiết nhiều mồ hôi vào ban ngày, bạn có thể bỏ qua việc rửa mặt bằng sữa rửa mặt vào ban đêm. Thay vào đó, bạn hãy rửa mặt với nước ấm để da được nghỉ ngơi và khỏe hơn.

3. Rửa mặt bằng nước quá nóng

Rửa mặt với nước ấm sẽ làm bạn thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, sử dụng nước quá nóng có thể gây sốc nhiệt cho da. Nó không chỉ loại bỏ chất dầu tự nhiên có tác dụng làm dịu da khiến da bị khô và tiết nhiều bã nhờn hơn mà còn làm giãn các mạch máu trên mặt, tạo thành nhiều vết đỏ. Do vậy, bạn nên giữ một nhiệt độ nước vừa phải để làm sạch da và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho da.

4. Bạn dùng nhiều thời gian để rửa mặt

Thời gian rửa mặt tốt nhất là dưới 2 phút. Bạn không nên rửa mặt quá lâu, chà xát da mặt nhiều và mạnh tay. Bạn tuyệt đối không để sót sữa rửa mặt trên da nhé.

5. Tẩy tế bào chết quá nhiều

Tẩy tế bào chết là một cách làm lành mạnh để đưa các tế bào da chết ra khỏi da, tạo điều kiện cho lớp da mới phát triển. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm điều này tối đa 2–3 lần một tuần. Bạn không nên tẩy tế bào chết quá nhiều nếu như da bạn quá khô hoặc nổi mẩn đỏ, đặc biệt là trong mùa đông. Khi đó, bạn nên hạn chế tẩy tế bào chết, chỉ thực hiện một lần một tuần.

6. Dưỡng ẩm ngay sau khi rửa mặt

Để tối đa hóa khả năng hấp thụ và giúp bảo vệ độ ẩm, bạn nên dùng các chất dưỡng ẩm ngay sau khi làm sạch da trong khi da vẫn còn ẩm ướt. Tương tự đối với các sản phẩm dưỡng da khác. Bạn chỉ nên bôi dưỡng ẩm sau khi da đã khô hoàn toàn, nếu không các thành phần hoạt tính sẽ khó thấm sâu vào da hơn, có thể làm nhờn và khô da.

7. Dùng một chiếc khăn sạch

Điều quan trọng sau khi rửa mặt là bạn cần sử dụng một chiếc khăn sạch để nhẹ nhàng lau khô da mặt. Một chiếc khăn bẩn sẽ chứa nhiều loại vi khuẩn và thậm chí khăn nếu còn ẩm có thể chuyển nấm lên mặt bạn. Bạn nên sử dụng các loại bông tẩy trang mềm dịu nhẹ để làm khô da sau khi rửa mặt.

Hy vọng với bài viết trên đây, các bạn sẽ cẩn thận hơn trong bước rửa mặt đơn giản mà vô cùng quan trọng này để có một làn da sạch và luôn tươi sáng nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lăn kim siêu vi điểm: Giải pháp trị sẹo và làm đẹp da

(99)
Bạn đã từng nghe nói về lăn kim siêu vi điểm với những mũi kim chọc qua da gây tổn thương? Mặc dù trông có vẻ đáng sợ thật, nhưng đây là giải pháp làm ... [xem thêm]

Làm rõ mối liên hệ giữa giãn tĩnh mạch thừng tinh với vô sinh

(31)
Nhiều nam giới có các tĩnh mạch ở bìu. Các bác sĩ gọi tình trạng này là giãn tĩnh mạch thừng tinh. Xuất hiện ở vị trí nhạy cảm, vậy giãn tĩnh mạch ... [xem thêm]

Bà bầu chăm sóc răng miệng thế nào để có nụ cười tỏa sáng?

(70)
Bà bầu chăm sóc răng miệng từ khi có ý định mang thai đến cả quá trình có thai để con không bị ảnh hưởng do các bệnh về nướu của mẹ gây ra.Khi mang ... [xem thêm]

Nội soi bàng quang bằng ống cứng ở nam giới

(55)
Tìm hiểu chungNội soi bàng quang bằng ống cứng ở nam giới là gì?Nội soi bàng quang bằng ống cứng là thủ thuật để kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề nào ở ... [xem thêm]

Thai nhi 1 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(25)
Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổiThai nhi 1 tuần phát triển như thế nào?Tuần này thai nhi vẫn chưa được hình thành nhưng đây vẫn được tính là một ... [xem thêm]

Tìm hiểu tác dụng của la hán quả để không bỏ lỡ

(56)
Với những tác dụng của la hán quả, bạn vẫn có thể tận hưởng những món ngọt mà không quá lo lắng về đường huyết hay cân nặng. Loại quả này cũng có ... [xem thêm]

Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

(73)
Cơ thể các bé sơ sinh rất yếu ớt, đặc biệt là não và hộp sọ. Hộp sọ của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, không cứng cáp và hợp nhất như của ... [xem thêm]

Phân biệt thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm

(19)
Thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm đều là những bệnh lý liên quan đến xương khớp có thể gây ra những cơn đau khiến bạn cảm thấy khó khăn khi vận ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN