7 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

(3.86) - 18 đánh giá

Bạn mong muốn có con, nhưng vợ chồng cưới nhau đã vài năm mà vẫn chưa có tín hiệu gì? Có thể các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của hai bạn lại là những điều bạn chưa từng nghĩ đến sau đây.

Bạn đã nghe nhiều người khuyên nên ngưng hút thuốc, rượu bia và giảm cân nếu muốn mang thai? Những lời khuyên này hoàn toàn đúng đắn. Thế nhưng, vẫn còn một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai thành công của hai bạn. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ngay với bài viết sau đây nhé!

1. Cân nặng

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai đầu tiên mà Chúng tôi muốn nói đến là cân nặng. Một nghiên cứu cho thấy, tình trạng thừa cân và béo phì ở nữ có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai cũng như hiệu quả của các biện pháp giúp tăng khả năng mang thai. Theo các chuyên gia, giảm 5%-10% trọng lượng cơ thể có thể tăng khả năng rụng trứng và tỉ lệ mang thai lên đáng kể. Do đó, bạn nên giảm cân để cải thiện khả năng sinh sản và cơ hội thụ thai cao hơn.

Ngoài ra, cũng có nghiên cứu cho thấy, béo phì ở nam giới có thể làm giảm khả năng sinh sản thông qua những tác động về hormone cũng như chất lượng tinh trùng. Béo phì cũng có nguy cơ gây ra tình trạng vô sinh và dẫn đến lượng testosterone thấp ở nam giới.

2. Dinh dưỡng – yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thụ thai. Việc ăn uống thiếu vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết có thể khiến bạn không thể mang thai. Do đó, bạn nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm tăng khả năng thụ thai như:

  • Đậu lăng: có rất nhiều vitamin B – chất có vai trò quan trọng trong hormone sinh sản (estrogen và progesterone).
  • Trứng: không chỉ có nhiều protein và các chất béo tốt mà trứng còn có chứa choline – một phospholipid có vai trò quan trọng trong sinh sản. Choline giúp chuyển hóa các axit béo và giải độc gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ và nhiễm độc gan. Choline rất tốt cho những người bị hội chứng buồng trứng đa nang vì nó kiểm soát quá trình trao đổi chất insulin và chất béo, từ đó tối ưu khả năng sinh sản. Mỗi tuần, bạn nên ăn khoảng 4 – 6 quả trứng để hỗ trợ khả năng sinh sản nhé.
  • Bông cải xanh: có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp chuyển hóa estrogen, cải thiện quá trình oxy hóa và hỗ trợ sức khỏe giúp bạn dễ thụ thai hơn.
  • Thịt đỏ: tuyến giáp có vai trò quan trọng đối với quá trình rụng trứng. Để tuyến giáp hoạt động tốt, bạn cần bổ sung đủ chất sắt. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm, nhưng thịt đỏ là nguồn chứa nhiều chất khoáng này nhất.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai để tăng khả năng mang thai sớm hơn nhé.

3. Tiêu thụ nhiều caffein

Tiêu thụ caffeine quá nhiều cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Một nghiên cứu của Trường Y khoa Nevada phát hiện ra rằng, caffeine có thể làm giảm hoạt động của các cơ trong các ống dẫn trứng, vốn có vai trò đưa trứng từ buồng trứng đến tử cung. Nghiên cứu khác được công bố bởi Hiệp hội Sinh sản và Phẫu thuật Nhân tạo Châu Âu cho thấy, uống hơn 5 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm 50% hiệu quả của phương pháp thụ tinh qua ống nghiệm. Đây được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ít người chú ý đến.

4. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy môi trường sống cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Nếu muốn nhanh mang thai, bạn nên tránh tiếp xúc các loại nhựa dẻo, đặc biệt là túi nilon. Các chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu và các hợp chất công nghiệp cũng được xem là một trong các nguyên nhân gây vô sinh và có thể làm giảm khả năng thụ thai lên đến 29%. Ngoài ra, một nghiên cứu của Đại học Washington cho thấy, 15 loại hóa chất phổ biến, bao gồm phthalates được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc và làm đẹp cá nhân, có liên quan đến tình trạng mãn kinh sớm.

5. Tập luyện thể thao quá độ

Tập thể thao rất tốt cho sức khỏe, và tập đều đặn vài lần mỗi tuần sẽ giúp bạn tăng cơ hội thụ thai. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu bởi Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, tập luyện thể thao quá độ ngược lại có thể khiến bạn khó thụ thai hơn.

Một cách đơn giản để nhận biết liệu bạn có đang tập luyện quá nhiều hay không là chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều hoặc trở nên ngắn hơn so với trước, có thể bạn cơ thể bạn đang phải tập luyện quá sức. Hãy thay đổi lịch tập và cường độ tập luyện ngay để loại bỏ yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai này.

6. Di truyền – yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Di truyền cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, chủ yếu thông qua mối liên hệ ở thời kỳ mãn kinh. Hầu hết phụ nữ trải qua thời kỳ này trong độ tuổi từ 48 đến 55. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng mãn kinh sớm trước độ tuổi 40.

Nếu mẹ của bạn mãn kinh sớm, có khả năng bạn cũng sẽ gặp tình trạng tương tự. Điều này không phải là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm, nhưng bạn nên lưu ý đến nguy cơ mãn kinh sớm nếu bạn có ý định trì hoãn việc mang thai thêm một vài năm.

7. Tuổi tác

Ảnh hưởng của tuổi tác đến khả năng thụ thai có thể lớn hơn bạn nghĩ. Những năm sau 30 tuổi, khả năng sinh sản của bạn sẽ dần đi xuống. Ngoài ra, tuổi tác còn khiến phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn khó thành công hơn. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên đến bác sĩ nếu bạn đang dưới 35 tuổi và đã cố gắng mang thai hơn 1 năm hoặc trên 35 tuổi và đã cố gắng mang thai hơn 6 tháng nhưng vẫn chưa có kết quả. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn rõ hơn.

Hi vọng rằng, với những thông tin trên đây về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, bạn sẽ dễ dàng nhận ra đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thụ thai và sớm tìm được biện pháp giải quyết phù hợp nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 quy tắc hẹn hò lỗi thời mà bạn nên bỏ từ bây giờ

(100)
Bạn thường tìm đến bạn bè hay người thân mỗi khi gặp các vấn đề tình cảm? Hãy tỉnh táo đừng nên nghe theo những quy tắc hẹn hò lỗi thời nhé!Trong ... [xem thêm]

Chứng đau nửa đầu và thiền

(43)
Đa số người bị đau nửa đầu phải uống thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần, dẫn đến dần bị phụ thuộc vào thuốc. Theo chuyên gia, ngồi thiền là phương ... [xem thêm]

10 vấn đề phổ biến trong tam cá nguyệt thứ 3 bạn có thể gặp

(79)
Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3, ngoài cảm giác hạnh phúc khi sắp được chào đón bé yêu ra đời thì có một số vấn đề sức khỏe nhất định mà bạn nên ... [xem thêm]

9 lợi ích của dưa bở ruột xanh đối với sức khỏe

(64)
Ngày nay, không ít người bổ sung dưa bở ruột xanh vào chế độ ăn thường ngày với mục đích hấp thụ lượng dưỡng chất dồi dào từ loại trái cây này. ... [xem thêm]

10 món đồ đi mưa cần thiết cho trẻ, mẹ đã chuẩn bị đủ chưa?

(56)
Mùa tựu trường cũng là thời điểm mà những cơn mưa thường nối đuôi nhau ùa về. Để những cơn mưa không gây ra bất cứ cản trở gì cho con, cha mẹ cần ... [xem thêm]

Làm sao để tránh cáu gắt khi đói bụng?

(59)
Trạng thái cáu gắt khi đói bụng là một chứng rối loạn tâm lý có thể khiến bạn dẫn đến những cách hành xử bất thường nếu không biết cách kiểm ... [xem thêm]

Cách giảm cân đúng cách cho từng tạng người

(59)
Hãy lắng nghe cơ thể mình bởi vì chỉ có bạn hiểu cơ thể mình nhất, như vậy ta mới giảm cân đúng cách và thành công được. Ở bài viết này, chúng ta sẽ ... [xem thêm]

Cân nặng của bé thay đổi thế nào trong một năm đầu đời?

(29)
Cân nặng của bé thay đổi thế nào chính là yếu tố quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe của bé. Khi 1 tuổi, trẻ sẽ có cân nặng gấp ba lần so với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN