9 nguồn bổ sung kẽm cho bé biếng ăn để con ăn giỏi hơn

(4.46) - 12 đánh giá

Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, thiếu kẽm cũng dẫn tới chán ăn và mất cảm giác ngon miệng ở trẻ. Bổ sung kẽm cho bé biếng ăn từ 9 nguồn sau sẽ giúp con cải thiện sức khỏe của mình và ăn ngon miệng hơn.

Biếng ăn là một rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ và nếu bổ sung kẽm cho trẻ từ những món ăn giàu kẽm được chế biến thơm ngon sẽ giúp trẻ lấy lại dần vị giác của mình. Nếu bạn vẫn đang phân vân chưa biết bổ sung cho con bằng cách nào thì bài viết sau sẽ dành cho bạn đấy.

Bổ sung kẽm cho bé biếng ăn bao nhiêu là đủ?

Theo khuyến cáo của Viện Y khoa về Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ, lượng kẽm an toàn tối đa cho trẻ từ 1 – 3 tuổi là 7mg và trẻ từ 4 – 8 tuổi là 12mg.

Hấp thụ quá liều lượng kẽm cần thiết có thể dẫn đến những biến chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu hay co thắt bụng. Tiêu thụ kẽm quá liều trong thời gian dài sẽ dẫn đến ngộ độc lâu dài.

Nguồn thực phẩm bổ sung kẽm cho bé biếng ăn

1. Hàu

Hàu là loại hải sản đứng đầu danh sách giàu kẽm. Một con hàu có kích cỡ vừa chứa đến 5,3mg kẽm. Ngoài ra, hàu cũng rất giàu protein, ít calorie, giàu các loại chất khoáng và vitamin như vitamin C, B12 và sắt. Cháo hàu có lẽ là món ăn dễ nấu và được nhiều bé thích.

2. Cua và tôm hùm

Đây cũng là 2 loại hải sản điển hình giàu kẽm. Ngoài cua và tôm hùm ra, các loại cá như cái mòi, cá bơn, cá hồi cũng có chứa kẽm nhưng với lượng ít hơn. Màu sắc vàng bắt mắt của cua và tôm khi nấu chín sẽ hấp dẫn làm bé không thể không nếm qua. Ngoài ra, nguồn kẽm từ cua và tôm còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch của bé nữa đấy. Mẹ hãy tận dụng nguồn thực phẩm này để bổ sung kẽm cho bé biếng ăn nhé!

3. Các loại đậu

Các loại đậu nói chung rất giàu chất xơ, chất sắt và kẽm. Một thiếu sót lớn nếu bạn quên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn bằng đậu đấy. Đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng… sẽ tạo nên một bữa ăn đầy màu sắc kích thích bao tử của bé.

4. Bổ sung kẽm cho bé thông qua Thịt đỏ và thịt gia cầm

Thịt bò, thịt lợn và thịt gà là ba loại thịt dễ kiếm, bổ dưỡng và đặc biệt giàu kẽm. Bạn nên chọn lựa loại thịt nạc, không mỡ hoặc sườn non để chế biến cho bé. Thịt bò sốt hành tây, bò cuộn lá lốt, gà luộc, súp gà hay sườn xào chua ngọt là những món gợi ý để bạn nấu cho bé yêu nhà mình. Ngoài ra, một quả trứng gà cỡ lớn cũng có chứa khoảng 0,6mg kẽm.

5. Các loại hạt

Các loại hạt như bạt bí, hạt điều, đậu phộng, hạt chia cũng cung cấp một lượng kẽm thiết yếu hằng ngày cho trẻ. Mẹ có thể làm gỏi và rắc đậu phộng lên cho bé thưởng thức hay cho bé ăn kèm hạt điều với salad, sữa chua…

6. Rau củ quả

Bạn có biết một số loại rau củ quả như nấm, cải bó xôi, bông cải xanh và tỏi rất giàu kẽm cũng như vitamin và khoáng chất? Trong 125g rau củ các loại như nấm, bông cải… có chứa khoảng 0,4mg kẽm (tương đương 2%) nhu cầu sắt mỗi ngày. Đây sẽ là những nguồn thực phẩm quan trọng để bổ sung kẽm cho bé biếng ăn mà lại không chứa quá nhiều calorie.

7. Ngũ cốc nguyên hạt

Không còn nghi ngờ gì nữa, ngũ cốc nguyên hạt chính là nhân tố thứ 7 trong danh sách thực phẩm bổ sung kẽm cho bé biếng ăn.

62g yến mạch có chứa khoảng 0,9mg kẽm. Tương tự, 62g gạo nâu có chứa khoảng 0,6mg kẽm. Một lát bánh mì nguyên hạt có chứa 0,5mg kẽm.

8. Bổ sung kẽm cho bé nhờ Sữa và sản phẩm bơ sữa

Sữa nói chung và sữa chua nói riêng là nguồn cung cấp canxi cũng như kẽm cần thiết cho trẻ.

9. Chocolate đen

Nhân tố thứ 9 mà Chúng tôi tiết lộ cho bạn là chocolate đen, một nguồn cung cấp kẽm cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên giới hạn khối lượng chocolate đen trẻ ăn không quá một thanh (khoảng 28g) trong 1 ngày nhé.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ góp phần làm giàu thêm cẩm nang làm mẹ của bạn trong việc nuôi dạy trẻ biếng ăn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều mẹ cần biết về hệ tuần hoàn và nhịp tim thai

(14)
Nhịp tim thai là một trong những âm thanh thú vị nhất mà bố mẹ có thể nghe được khi bé yêu còn đang trong bụng mẹ. Vậy mẹ đã biết nhịp tim thai ở bé ... [xem thêm]

4 nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp cổ chân khi đi bộ

(61)
Đi bộ là vận động khá nhẹ nhàng đối với hầu hết mọi người, thế nhưng đây cũng là một trong những hoạt động khiến các tổn thương như đau khớp cổ ... [xem thêm]

Mang thai tuần thứ 35: Các triệu chứng, sự phát triển của bé, các mẹo và sự thay đổi của cơ thể

(45)
Chỉ có bốn tuần nữa em bé sẽ ra đời và em bé vẫn đang dần hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Bạn muốn biết bé phát triển ... [xem thêm]

Quan hệ đồng tính dễ lây bệnh tình dục: ngừa thế nào?

(99)
Những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) đang tăng lên ngày càng nhiều giữa những người đàn ông đồng tính và lưỡng tính, đặc biệt là bệnh ... [xem thêm]

Các loại hạt tốt cho sức khỏe bạn nên ăn thường xuyên

(89)
Đôi khi các món ăn thường ngày vẫn chưa cung cấp cho bạn đầy đủ dưỡng chất đâu. Bạn hãy bổ sung các loại hạt rất tốt cho sức khỏe sau để khỏe ... [xem thêm]

Cách giảm cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện

(82)
Bạn đang tìm cách giảm béo nhanh chóng bằng thuốc giảm cân cấp tốc hay phương pháp thẩm mỹ? Thực tế, các cách giảm cân nhanh chẳng những tốn kém mà còn ... [xem thêm]

Các nhà khoa học đã chứng minh 6 lợi ích của dầu dừa trong thai kỳ

(60)
Dầu dừa được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hằng ngày để nấu ăn, làm đẹp… nhưng nó cũng mang lại một số lợi ích cho phụ nữ mang thai. Một số ... [xem thêm]

Chỉ số axit uric cao khi mang thai: Nguy cơ và cách phòng tránh

(65)
Mẹ bầu nên cẩn thận với tình trạng chỉ số axit uric cao bởi nó có thể khiến bạn mắc phải những biến chứng thai kỳ, từ đó ảnh hưởng đến thai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN