Áp xe răng có nguy hiểm không?

(4.46) - 62 đánh giá

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng bị gây ra bởi sâu răng, mắc các bệnh về nướu hoặc răng bị nứt. Những bệnh này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào tủy (các mô mềm của răng có chứa các dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết) và có thể khiến tủy bị chết, còn gọi là hiện tượng chết tủy.

Mủ tích tụ tại các đầu rễ trong xương hàm tạo thành túi mủ gọi là áp xe. Áp xe răng không được điều trị có nguy cơ gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng trong xương hàm, răng và các mô xung quanh.

Dấu hiệu và triệu chứng của áp xe răng là gì?

Các triệu chứng của áp xe răng bao gồm:

  • Đau răng;
  • Sưng răng;
  • Nướu tấy đỏ;
  • Miệng có mùi hôi, cảm nhận có vị khó chịu trong miệng;
  • Sốt.

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì khi bị áp xe răng?

Trong quá trình điều trị, để giúp cải thiện tình trạng răng miệng, bạn nên:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm;
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin IB) khi cần thiết.

Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc nếu bạn có bất kì thắc mắc nào.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Hãy đến gặp nha sĩ nếu bạn có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào được nêu trên.

Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn bị sốt hoặc sưng cả khuôn mặt mà không thể gặp nha sĩ được.

Gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc khó nuốt. Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng ăn sâu vào xương hàm, những tế bào lân cận hoặc thậm chí những bộ phận khác trên cơ thể.

Làm thế nào để phòng tránh áp xe răng?

Vệ sinh răng miệng tốt và đi khám nha sĩ thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ xuất hiện áp xe răng. Bên cạnh đó, bạn nên dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước lọc sau mỗi bữa ăn để làm sạch các mảng bám trên răng, đặc biệt là sau khi bạn ăn đồ ngọt.

Nếu răng của bạn đã từng bị tổn thương (bị lung lay hoặc bị sứt mẻ) hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời và tránh biến chứng thành áp xe răng.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tập cơ bụng 6 múi với 28 bài tập đỉnh cao

(53)
Các bài tập cơ bụng 6 múi luôn là lựa chọn hàng đầu cho những quý ông yêu thể thao, thích phong cách mạnh mẽ và muốn có một ngoại hình vạm vỡ.Bài tập ... [xem thêm]

Hội chứng dải sợi ối: Nguy hiểm nhưng khó phát hiện

(57)
Hội chứng dải sợi ối là một tình trạng bất thường ở túi ối nhưng ít người biết đến và có thể gây dị tật nghiêm trọng cho thai nhi.Túi ối là lớp ... [xem thêm]

Những nguy cơ khiến bạn bị lây nhiễm HIV

(76)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

7 nguyên liệu tự nhiên giúp bạn có đôi má phúng phính

(56)
Má đầy đặn và tròn trịa sẽ đem lại cho bạn khuôn mặt trẻ trung và rạng rỡ như trẻ thơ. Trong khi đó, má chảy sệ thường là biểu hiện của sự lão hóa ... [xem thêm]

10 tác hại của mạng xã hội: khủng khiếp hơn những gì bạn nghĩ!

(42)
Tác hại của mạng xã hội không chỉ khiến bạn mất thời gian vô ích vào thế giới ảo mà thậm chí còn có thể khiến bạn mất đi bạn bè và người ... [xem thêm]

Làm quen với liệu pháp mesotherapy

(25)
Mesotherapy là một phương pháp điều trị phổ biến được dùng trong nhiều bệnh lý về da. Nó được xem là bước đột phá trong điều trị thẩm mỹ với nhiều ... [xem thêm]

Hậu quả để lại cho bệnh nhân khi bị nhiễm trùng máu

(29)
Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Khi bạn bị nhiễm trùng máu, lưu thông máu trong cơ thể sẽ kém đi, lượng máu cung cấp đến các ... [xem thêm]

Hướng dẫn bạn cách luộc gà ngon nhất

(19)
Gà luộc là món ăn không chỉ thân thuộc mà còn vô cùng dinh dưỡng. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách luộc gà ngon nhất để vừa đẹp mắt vừa có hàm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN