Bà bầu ăn nấm có ảnh hưởng gì đến mẹ lẫn con không?

(4.22) - 43 đánh giá

Nếu biết chọn lựa cũng như chế biến cẩn thận thì bà bầu ăn nấm trong thời gian mang thai là điều khá an toàn. Ngoài ra, món ăn này còn giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.

Nấm là món ăn ngon và hấp dẫn đồng thời còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thật ra, việc bà bầu ăn nấm không có sự hạn chế nào về mặt y khoa khiến bạn phải tránh xa món ăn này. Nấm còn là lựa chọn tốt cho thai nhi, vì trong giai đoạn này, bé yêu cần nhiều dinh dưỡng từ mẹ để phát triển.

Bà bầu ăn nấm có được không?

Ăn nấm tươi hay nấm chưa qua nấu chín có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn? Có lẽ bạn nên tránh xa các loại nấm nhiều màu, có độc và nấm chưa được nấu chín, còn lại những loại nấm khác đều tốt cho sức khỏe của bạn.

Các loại nấm bà bầu không nên ăn

  • Nấm có bề ngoài đẹp, nhiều màu sắc thường là nấm độc vì có chứa psilocybin, một chất tác động đến thần kinh và ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, bác sĩ đề nghị bà bầu và mẹ đang cho con bú không nên ăn các loại nấm này. Bạn nên cẩn thận khi lựa chọn các loại nấm dại để ăn vì có thể ăn nhầm phải nấm độc nếu không biết.
  • Nấm tươi cũng là vấn đề lớn khi chúng là chất sinh ung thư. Vì thế, bác sĩ khuyến khích bà bầu ăn nấm đã qua chế biến như nấu, nướng, sấy khô hay chiết xuất và thuốc từ nấm. Một lượng nhỏ chất sinh ung thư có thể được loại bỏ khi bạn chế biến hay sấy khô nấm. Hơn nữa, nấm qua chế biến sẽ cung cấp nhiều ích lợi cho sức khỏe như tăng cường miễn dịch, cung cấp chất xơ, chất khoáng và vitamin cho cơ thể.

Nấm dùng làm thuốc có lợi cho mẹ bầu

Nhiều chuyên gia về dược liệu tự nhiên và công ty nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên các loại nấm dùng làm thuốc. Các loại nấm này có thể ăn được như nấm bình thường gồm nấm hương, nấm đùi gà.

Nấm được dùng làm thuốc có nhiều lượng beta glucan – là đường polysaccharide và chất xơ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như chống ung thư, kháng nấm, chống oxy hóa và kháng khuẩn.

Lợi ích khi bà bầu ăn nấm

Nấm có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Bà bầu nên kết hợp nấm trong các bữa ăn để có thể nạp những thành phần bổ dưỡng từ nấm. Dưới đây là những lợi ích quan trọng khi ăn nấm:

1. Vitamin B

Nấm có nhiều lượng vitamin B tốt cho da, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.

  • Vitamin B gồm thiamine (B1), riboflavin (B2), niacin (B3) và axit pantothenic (B5).
  • Một chén nấm mỡ sẽ cung cấp khoảng 8% lượng vitamin B2 cần thiết hàng ngày, đặc biệt tốt cho mẹ bầu.
  • Thiamin, niacin và pantothenic giúp hình thành cơ thể khỏe mạnh, đồng thời tăng cường hệ thần kinh cho thai nhi.

2. Vitamin D

Lượng vitamin D nhiều trong nấm đem đến giá trị dinh dưỡng cao:

  • Vitamin D điều hòa sự hấp thu của canxi trong cơ thể, giúp hình thành xương và răng cho thai nhi.
  • Một chén nấm hương chứa khoảng 12,6IU vitamin D.
  • Nấm là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, thường ít thấy trong các nhóm thực phẩm.

3. Bà bầu ăn nấm giúp bổ sung thêm protein

Nấm có chứa lượng protein tốt cho cơ thể, giúp sự phát triển của thai nhi và hình thành khối cơ.

4. Sắt

Cơ thể bạn cần hemoglobin để hình thành tế bào máu, đặc biệt nhiều hơn khi mang thai. Sắt là nguyên tố chính để hình thành hemoglobin và nấm là nguồn cung cấp sắt tốt cho cơ thể.

5. Chất xơ và chất chống oxy hóa

Nấm còn cung cấp cho cơ thể bạn nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Những chất này sẽ giúp điều hòa cơ thể bạn trong suốt quá trình mang thai.

  • Chất chống oxy hóa như selen và ergothionein giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự phá hủy của các gốc tự do trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch
  • Bổ sung chất xơ là một trong những cách ngăn ngừa táo bón khi mang thai hữu hiệu. Thành phần này cũng giúp bạn xua tan mệt mỏi, sẵn sàng cho quá trình sinh nở

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi đã làm sáng tỏ thắc mắc bà bầu ăn nấm được không. Ngoài những lợi ích, bạn nên lưu ý đến các loại nấm mà mình mua: đảm bảo rằng nấm còn tươi hay còn hạn sử dụng nếu nấm được đóng gói. Trong khi mang thai, bạn nên rửa sạch nấm trước khi chế biến và nên ăn nấm đã được nấu chín nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Serum là gì? Tác dụng của serum đối với từng vấn đề da

(90)
Trong các bước chăm sóc da hằng ngày của một người phụ nữ sở hữu làn da đẹp không thể thiếu serum. Vậy serum là gì? Làm thế nào để lựa chọn đúng ... [xem thêm]

7 dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim mà bạn nên biết

(26)
Các cơn đau tim luôn là mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của bạn bất cứ lúc nào. Cùng điểm qua 7 dấu hiệu cảnh báo sau để tránh khỏi những trường hợp ... [xem thêm]

Bạn có nên xét nghiệm ung thư buồng trứng?

(43)
Có nhiều yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng phụ nữ gặp phải trong suốt cuộc đời của họ, chẳng hạn như tuổi tác, di truyền… Việc hiểu rõ các yếu ... [xem thêm]

10 cách chăm sóc cơ thể với dứa giúp nàng xinh đẹp hơn

(42)
Bạn thường chỉ ăn dứa tráng miệng hay uống nước ép dứa giải khát? Thế thì bạn đã bỏ lỡ mất nhiều cách chăm sóc cơ thể từ đầu đến chân của ... [xem thêm]

Con ho đờm, sổ mũi, viêm họng, không cần kháng sinh mẹ dùng cách này 3 ngày là đỡ hẳn!

(10)
Đỗ Hoàng Minh Vy (5 tuổi) đam mê ca hát nhưng suốt ngày viêm họng, sổ mũi, ho đàm, khản tiếng, khiến ước mơ vươn tới một ngôi sao nhí của con gặp nhiều ... [xem thêm]

Thuốc kháng sinh và những điều bạn cần biết

(76)
Thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thuốc kháng ... [xem thêm]

Bà bầu ăn chôm chôm: Lợi ích và lưu ý kèm theo

(61)
Bà bầu ăn chôm chôm với lượng vừa phải và điều độ sẽ giúp cải thiện những tình trạng dễ gặp khi mang thai chẳng hạn như buồn nôn, đau đầu…Khi ... [xem thêm]

Mắt bị đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị

(94)
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Mắt bị đỏ là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe không chỉ của mắt mà còn của các bộ phận khác trên cơ thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN