Bài 3 – Chế độ dinh dưỡng khi mang thai và cho con bú

(4.29) - 89 đánh giá

Tổng quan

Khi mang thai, hầu hết các bà mẹ đều băn khoăn: Ăn uống như thế nào để thai nhi phát triển tốt? Câu hỏi đó vẫn chưa khó bằng không nên ăn gì, uống gì vì nguy cơ gây hại cho thai. Thông tin từ mạng xã hội, kinh nghiệm dân gian, “lời người xưa”, lại thêm mớ bòng bong thực phẩm – hóa chất độc hại. Trong khi đó, bác sĩ khám thai thường chỉ tư vấn thông tin tổng quát nên ăn uống đủ chất, đa dạng…không đủ làm các bà mẹ yên tâm.

Nguyên tắc và lưu ý vai trò của một số dưỡng chất cần thiết

Thật ra, mang thai là giai đoạn rất đặc biệt trong cuộc đời mỗi phụ nữ. Giai đoạn này có rất nhiều thứ để ghi nhớ và tận hưởng, bạn đừng nên “quan trọng hóa” mọi thứ – ăn uống cũng không ngoại lệ. Chỉ có vài nguyên tắc cần nhớ và lưu ý vai trò của một số dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai.

  • Năng lượng cần cho cả hai mẹ con chỉ tăng khoảng 10% so với nhu cầu thường nhật (tức nhiều hơn khoảng 200kcal/ngày). Bạn cần một chế độ ăn đa dạng chứ không phải nhiều là tốt. Tâm lý “ăn cho hai người” làm các thai phụ cố gắng ăn thật nhiều, dẫn đến tăng cân quá mức.
  • Không có chế độ ăn riêng biệt nào cho phụ nữ mang thai, thay vào đó, bạn cần ăn nhiều rau, củ, ngũ cốc, sữa tách béo và các chế phẩm từ sữa, cá, thịt. Vì trẻ cần DHA, acid béo cho sự phát triển não bộ nên có thể ăn các loại cá như cá thu, cá hồi.. để bổ sung các dưỡng chất này. Nếu không ăn được cá, bạn có thể sử dụng viên uống bổ sung omega-3, DHA (ít nhất 200-300 mg/ngày).
  • Những thực phẩm nên tránh: thịt sống hay thậm chí thịt tái (có thể bị nhiễm giun, sán…), cá sống (shusi), các món có trứng sống (tiramisu); sữa tươi chưa được thanh trùng hay tiệt trùng. Bạn cần ăn rau, củ sau khi rửa thật sạch để loại bỏ các chất bảo quản thực vật. Những thực phẩm “ăn vặt” như bánh ngọt, snack, nước ngọt…cần hạn chế. Nếu uống cà phê thì không nên quá 3 tách/ngày. Những thức uống có cồn, bia, rượu không nên sử dụng.
Xem thêm bài: "Ăn uống đầy đủ khi mang thai" của Y Học Cộng Đồng

Một số chất dinh dưỡng thiết yếu

  • Acid folic

Khi chuẩn bị mang thai hoặc vừa có thai, bạn cần bổ sung acid folic ít nhất 400μg mỗi ngày để phòng tránh các dị tật ống thần kinh cho trẻ. Việc bổ sung acid folic có thể kéo dài đến hết 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài viên uống bổ sung, bạn có thể ăn những thực phẩm chứa nhiều acid folic như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc thô, quả bơ…

  • Sắt

Bổ sung sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, một số loại rau, củ như rau muống, củ dền… Ngoài ra, bạn cần uống thêm nước trái cây chứa nhiều vitamin C để giúp tăng cường hấp thu chất sắt. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ theo dõi thai về việc bổ sung chất sắt nếu kết quả xét nghiệm máu đầu thai kỳ cho thấy bạn có dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt.

  • Iod

Khi mang thai và cho con bú, nếu thiếu iod có thể làm trẻ chậm phát triển thể chất và não bộ. Hàm lượng iod cần mỗi ngày trong giai đoạn mang thai và cho con bú là 100-150μg mỗi ngày. Iod có nhiều trong các loại cá biển, muối bổ sung iod. Nếu có bệnh lý chức năng tuyến giáp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.

  • Vitamin D

Vitamin D được hấp thu trực tiếp khi da tiếp xúc với ánh nắng, vì vậy cần cho trẻ phơi nắng sớm khoảng 10 phút mỗi ngày. Việc để da tiếp xúc nắng sáng hoàn toàn có lợi cho bạn và thai nhi. Nếu bạn ít ra ngoài trời, hoặc có thói quen che kín cơ thể mỗi khi có nắng, sử dụng kem chống nắng…, bạn cần uống bổ sung vitamin D khoảng 800 đơn vị mỗi ngày.

Dinh dưỡng cho trẻ sau sinh

Nuôi con bằng sữa mẹ là giải pháp dinh dưỡng an toàn và tốt nhất cho trẻ. Sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển, có kháng thể giúp trẻ không hay giảm nguy cơ nhiễm trùng, có vitamin K giúp trẻ không bi xuất huyết…Khi cho con bú, bạn cần bổ sung DHA, iod, vitamin D mỗi ngày.

Trong trường hợp trẻ không bú mẹ mà sử dụng sữa công thức, bạn phải chọn loại sữa thích hợp với độ tuổi của trẻ (pre-công thức 1, công thức 2…). Sữa cho trẻ bú cần pha trong nước nấu sôi để ấm (không quá 40 độ C), pha ngay trước khi trẻ bú, không pha trữ sẵn vì nguy cơ sữa bị nhiễm khuẩn. Sữa mẹ trữ ngăn đông khi rã đông cần ngâm ấm trước khi cho trẻ sử dụng.

Nếu ba mẹ hay anh chị của bé có tiền sử dị ứng, bạn nên hỏi bác sĩ nhi khoa những loại sữa công thức đặc biệt cho trẻ sử dụng trong 4 tháng đầu đời.

Trẻ có thể bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nghĩa là không cần bổ sung bất kỳ một loại thực phẩm nào khác. Chỉ tập ăn dặm sớm nhất khi trẻ được 17 tuần tuổi và muộn nhất là 26 tuần tuổi.

Một lần nữa, xin nhắc bạn hãy tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời, những thay đổi đặc biệt khi mang thai và cảm giác hạnh phúc khi cưu mang một hình hài bé bỏng! Quên đi nỗi lo và gánh nặng “hôm nay phải ăn những thứ gì?”

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/909035265859725

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các nguyên nhân thai lưu

(50)
Một tỷ lệ lớn thai lưu xảy ra ở những thai nhi khỏe mạnh và nguyên nhân thường không giải thích được. Các nguyên nhân thai lưu Chức năng nhau thai ... [xem thêm]

Triệt sản bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng

(99)
Triệt sản là gì? Triệt sản là một phương pháp tránh thai vĩnh viễn. Đây là dạng tránh thai phổ biến nhất trên thế giới. Thủ thuật triệt sản dành cho nữ ... [xem thêm]

Sẩy thai liên tiếp

(85)
Thế nào là sẩy thai liên tiếp Sẩy thai liên tiếp được định nghĩa là khi bị sẩy thai hơn 2 lần. Phụ nữ sau 3 lần sẩy thai nên đi khám toàn diện. Tỉ lệ ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

(53)
Rối loạn chức năng tình dục là gì ? Khi bạn có vấn đề với tình dục, bác sĩ gọi đó là: “Rối loạn chức năng tình dục”. Cả nam giới và nữ giới ... [xem thêm]

Chẩn đoán và xử trí thai lưu

(45)
Làm sao để chẩn đoán thai lưu? Khám thai định kì sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi, nếu như có bất thường thai phụ sẽ được kiểm ... [xem thêm]

Bài 56 – Bệnh Tay Chân Miệng và thai kỳ

(94)
Mùa dịch bệnh… Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, phần lớn có thể khỏe lại sau 7-10 ngày. Người lớn cũng có thể mắc bệnh, do bệnh dễ lây ... [xem thêm]

Xét nghiệm chẩn đoán di truyền trước sinh

(38)
Xét nghiệm di truyền trước sinh cung cấp bố mẹ thông tin liệu thai nhi có mắc rối loạn di truyền hay không Rối loạn di truyền là gì? Rối loạn di truyền xảy ... [xem thêm]

Giảm đau khi sinh: Phương pháp Gây tê ngoài màng cứng

(10)
Mình nhận được rất nhiều câu hỏi của các thai phụ gần ngày sanh về vấn đề “sanh không đau” nên mình viết bài này nhằm giải đáp một số thắc mắc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN