Bài 33 – Bảo vệ bản thân khi có thai

(4.16) - 66 đánh giá

Cái này sẽ hơi lạ với bạn phải không? Thật ra nói đầy đủ là bảo vệ mình khỏi nhiễm khuẩn khi có thai để tránh lây truyền cho bé.

Trong phần Khám sức khoẻ trước khi mang thai, mình đã đề cập một phần về bệnh truyền nhiễm. Bài này sẽ nói rõ thêm những cách giảm nguy cơ nhiễm bệnh khi mang thai.

Điều gì xảy ra khi bạn nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn là nói chung các tác nhân gây bệnh, có thể là vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng. Khi mấy “bạn” này ghé thăm cơ thể, hệ miễn dịch của bạn bắt đầu hoạt động, huy động “chiến sĩ” tìm diệt, tạo ra kháng thể. Một số xét nghiệm có thể kiểm chứng bạn đã có kháng thể hay chưa, nếu có thì dù vi khuẩn xâm nhập lại, bạn yên tâm vì đã có những chiến sĩ này lo liệu.

Khi nhiễm khuẩn, cơ thể có thể có dấu hiệu báo động, có thể không. Khi có dấu hiệu báo động, một số tác nhân có thể điều trị bằng kháng sinh, một số lại không thể. Chính vì những nhập nhằng này, tốt hơn hết “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Những cách đơn giản giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

  • Tiêm ngừa trước khi mang thai
  • Tìm hiểu những dấu hiệu đặc hiệu của một số bệnh lý nhiễm khuẩn xảy ra ở nơi bạn sinh sống (để biết cái nào cần đi khám ngay, cái nào có thể theo dõi thêm)
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, tránh nơi đông người
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh
  • Tạo cho mình những thói quen tốt: vận động, uống đủ nước, dinh dưỡng lành mạnh…

Mấy điều này bạn đọc hoài, nghe hoài, đúng không? Mình không lặp lại đâu. Nói dễ quá mà, giờ thực hiện mới khó! Mình chỉ nói chuyện liên quan đến mình, đó là tiêm ngừa. Trước khi đọc tiếp, mong bạn tôn trọng quan điểm của mình. Nếu không thích tiêm ngừa, bạn không thuộc đối tượng của bài viết này.

Một số sự thật về tiêm phòng vaccine

Trước giờ, chắc bạn hay nghĩ chỉ có trẻ nhỏ mới cần tiêm phòng. Thật ra, trẻ nhỏ, trẻ lớn, vị thành niên, người lớn, ngay cả người mang thai hay chuẩn bị mang thai đều cần tiêm phòng một số bệnh lý nhất định, trong những thời điểm nhất định nào đó. Vậy vaccine có an toàn cho bà mẹ mang thai không? Đâu đó vẫn có tài liệu cho rằng vaccine chứa chất gây ngộ độc (Thimerosal), gây tự kỷ… Chọn lọc thông tin là bước đầu tiên giúp một người ra quyết định hay lựa chọn.

Đến bây giờ, đây là những điều mình biết được:

  • Hiện tại chưa có bằng chứng tin cậy cho thấy trẻ tiêm vaccine có chứa Thimerosal (chất bảo quản vaccine) tăng nguy cơ dù ở bất cứ dạng nào của tự kỷ, bất kể trẻ trai hay trẻ gái.
  • Vaccine được sản xuất theo quy trình rất nghiêm ngặt, sử dụng nhiều thập kỷ nay và chưa ghi nhận những tác hại nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ thuốc nào khác, vaccine cũng tồn tại những rủi ro phản ứng dị ứng. Đáng tiếc là chưa có cách thức hiệu quả để dự đoán phản ứng dị ứng này. Những tác dụng phụ nhỏ nhỏ như sốt nhẹ, sưng đau chỗ tiêm có thể khỏi sau 2-3 ngày.
  • Vaccine được tạo ra từ vi khuẩn chết, vi khuẩn sống làm giảm độc lực, hay bất hoạt. Bản thân những yếu tố này kích hoạt cơ thể sản xuất kháng thể, không thể gây bệnh.

Các loại vaccine và thai kỳ

  • Loại nào cần tiêm ngay cả khi đang có thai: cúm, uốn ván- bạch hầu- ho gà
  • Loại có thể tiêm ngay cả khi đang có thai: Viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, viêm màng não, phế cầu (tại tên nó vậy, không thể viết “bình dân” hơn)
  • Loại không tiêm khi có thai: Thuỷ đậu, HPV, Sởi – quai bị – rubella
  • Xem thêm bài: "Vaccine trong thai kỳ" của Bác sĩ Nguyễn Hoàng Long

    Bài này sẽ còn tiếp tục chi tiết từng bệnh! Cuối tuần mình thư giãn vậy thôi!

    Chắc chắn sẽ có bất đồng quan điểm, và mình không nghĩ chúng ta cần đồng ý với nhau. Bảo vệ mình, bảo vệ con mình nó hẹp lắm. Cái chính là bảo vệ lẫn nhau, bảo vệ nhiều đứa trẻ trong điều kiện y tế nước nhà thua xa những nước khác, xa rất xa!

    Tài liệu tham khảo

    https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1329766470453267

    Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Điều trị vô sinh

    (59)
    Vô sinh là gì? Vô sinh được định nghĩa là không mang thai sau 1 năm có quan hệ tình dục đều đặn mà không sử dụng biện pháp tránh thai (xem bài Khám vô ... [xem thêm]

    Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Xoa bóp

    (77)
    Xoa bóp Xoa bóp có thể giúp giảm đau. Xoa bóp vùng hông lưng, vai và tay thường được dùng để giảm đau trong suốt giai đoạn chuyển. Biên dịch - Hiệu ... [xem thêm]

    Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đốt điện, đốt lạnh trong điều trị lộ tuyến cổ tử cung

    (45)
    Câu hỏi Bác sĩ cho con hỏi, đốt điện và đốt lạnh có ưu nhược điểm như thế nào ạ. Con bị lộ tuyến. Trả lời Lộ tuyến: tức là các tuyến ... [xem thêm]

    Các xét nghiệm thường quy khi mang thai

    (58)
    Tại sao nên làm các xét nghiệm khi mang thai? Theo khuyến cáo, tất cả các phụ nữ mang thai nên làm một số xét nghiệm như một phần của việc chăm sóc trước ... [xem thêm]

    Bài 48 – Thai ngoài ý muốn

    (67)
    Trên đời muôn vàn cái sự “lỡ…” Trên đời muôn vàn việc ngoài ý muốn, nhất định bạn phải nghĩ đến “thai ngoài ý muốn” – vì lựa chọn và quyết ... [xem thêm]

    Các kiến thức cơ bản dành cho cộng đồng về khám vô sinh

    (30)
    Khám vô sinh là gì? Khám vô sinh bao gồm việc thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân vô sinh. Khi tìm thấy nguyên nhân gây vô sinh, bác ... [xem thêm]

    Lợi ích và nguy cơ các dụng cụ tránh thai

    (55)
    Các dụng cụ rào cản tránh thai là gì? Các dụng cụ rào cản tránh thai là các dụng cụ rào cản về mặt lý học hoặc hóa học có tác dụng ngăn cản tinh trùng ... [xem thêm]

    Bài 6 – Siêu âm là cái gì vậy?

    (73)
    Bài này để dẫn dắt cho bài “Siêu âm cổ tử cung trong thai kỳ”, tại vì lúc làm việc thấy bệnh nhân ngơ ngác đến tội nghiệp cho cái vụ “tử cung em ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN