10 điều cần làm nếu đang mong con

(3.58) - 44 đánh giá

Sao chờ mãi mà không thấy có thai, không ai có thể tích cực đến mức “Thôi kệ!”. Bạn sẽ tự hỏi mình, ít nhất một trong những câu hỏi sau đây:

  • Tại sao không có thai?
  • Hai vợ chồng có đang làm điều gì sai không?
  • Có bị vô sinh không?

Mấy câu hỏi ngắn đó, thấy vậy chứ “nặng nề” lắm. Trước khi có câu trả lời, mình tóm tắt vài hướng dẫn đơn giản, mở đầu cho những bài viết dành cho vợ chồng mong con.

Quan hệ ngay thời điểm dễ thụ thai

Theo thống kê, để tỷ lệ thụ thai cao nhất, hai vợ chồng giao hợp cách nhau 1-2 ngày. Nếu “không có khả năng”, giao hợp trước rụng trứng 1-2 ngày là dễ có thai nhất. Đừng cố đi siêu âm canh ngày rụng trứng, vì khi trứng rụng thì khả năng thụ thai chỉ còn khoảng 10%.

Nếu đang dư cân, hãy giảm cân

Việc giảm cân cũng khó, nhưng chỉ cần giảm 5-10% cân nặng cũng góp phần đáng kể cho việc tăng khả năng thụ thai, nên bạn hãy cố gắng.

Xem thêm bài Béo phì và thai kỳ của TS. Dư Ngọc Hiền và TS. BS. Nguyễn An Nghĩa

Nếu đang quá gầy, hãy tăng cân

Một số trường hợp khi quá gầy, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng, hoặc không rụng trứng.

Việc duy trì cân nặng ngoài tăng khả năng có thai còn tăng khả năng thành công khi điều trị hỗ trợ. Bạn tìm thêm cách tính BMI để xem khoảng cân nặng lý tưởng của mình. Cái này đã từng hướng dẫn trong bài chuẩn bị mang thai rồi.

Kiểm tra lại bệnh sử của bạn và chồng bạn

Nếu bạn đã từng phẫu thuật ở bụng, từng bị lao, chồng bạn từng bị viêm tinh hoàn, quai bị…thôi đừng chờ đợi nữa. Hãy đi khám và kiểm tra cụ thể, không để mất thời gian.

Xem lại chế độ dinh dưỡng của hai vợ chồng

Người vợ cần ăn những thực phầm nguồn gốc đậu nành, bổ sung vitamin và acid folic. Người chồng cần một chế độ ăn giàu vitamin A, C, kẽm để hỗ trợ quá trình sinh tinh. Một chu kỳ sản xuất tinh trùng gần 3 tháng, nên thức ăn hôm qua thì hôm nay chưa thể “phát huy tác dụng”. Ngược lại, nếu mới sử dụng bia, rượu hôm qua thì hôm nay tinh trùng không say xỉn theo.

Giảm caffein và rượu

Được gọi là nhiều nếu uống hơn 3-5 ly (350-500mg caffein), rượu thì chưa có con số cụ thể. Hai món này tác hại nặng nề đến cả vợ và chồng, nên giảm hay kiêng hẳn nếu được để tăng khả năng thụ thai.

Ngừng hút thuốc

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Cho tất cả các thuốc sử dụng, những sản phẩm hỗ trợ (như chất bôi trơn âm đạo) có thể chứa chất diệt tinh trùng, nên bạn cần thận trọng.

Đi khám sức khoẻ

  • Kiểm tra sức khoẻ trước mang thai.
  • Khám hiếm muộn nếu vợ 35 tuổi.

Tìm kiếm một cơ sở khám hiếm muộn uy tín.

Xem thêm bài Bài 12 – Khi bạn quyết định có thai của BS. Lê Tiểu My

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1179783025451613

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài 19 – Đa thai

(83)
Thi thoảng, có đôi vợ chồng trẻ đến khám và bày tỏ nguyện vọng dễ thương “em thích sanh đôi, hai đứa giống nhau nhìn…thật thích!”. Những người “ít ... [xem thêm]

Bài 34 – Chăm sóc da khi có thai – bí quyết giúp mẹ bầu xinh đẹp, tự tin hơn!

(93)
Nổi mụn khi mang thai không hiếm gặp. Nếu bạn đã/đang bị mụn thì khi mang thai sẽ thấy tình hình tệ hơn. Nếu tự hào da láng mịn, khi mang thai bạn vẫn phải ... [xem thêm]

Bài 11 – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

(96)
Dễ lắm, lấy tinh trùng, bơm vào tử cung, là xong chứ gì! Câu nói này tình cờ nghe một chị bệnh nhân tư vấn cho chị bệnh nhân khác. Nghe qua, dễ thiệt, nó ... [xem thêm]

Hôi miệng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(62)
Biên dịch: Hoàng Thị Minh Anh Hiệu đính: BS. Phạm Thanh Hoàng Hôi miệng, được định nghĩa là mùi khó chịu thoát ra từ miệng hoặc các khoang chứa khí khác như ... [xem thêm]

Thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai

(78)
Biên dịch: Ngô Thị Thảo Vy 12 thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai Chắc chắn rằng bạn đã trang bị những kiến thức cơ bản về những việc cần làm ... [xem thêm]

Vitamin trong thai kỳ

(57)
Biên dịch: Nguyễn Thúy Vân – Phạm Thiên Trang Hiệu đính: ThS.BS. Trần Mạnh Linh Các khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kỳ: Vitamin A Vitamin A, thuộc nhóm vitamin tan ... [xem thêm]

Xét nghiệm thường quy trong thai kì

(18)
Tại sao cần phải làm xét nghiệm khi đang mang thai? Những xét nghiệm được làm cho tất cả phụ nữ mang thai như là một phần của kế hoạch chăm sóc trước ... [xem thêm]

Chuyển dạ sinh non và sinh non

(87)
Chuyển dạ sinh non là gì? Chuyển dạ sinh non là sự co bóp có chu kỳ của tử cung tạo ra một số biến đổi ở cổ tử cung, xảy ra trước 37 tuần của thai kỳ. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN