Bài 47 – Đau lưng trong thai kỳ

(3.92) - 78 đánh giá

Những nguyên nhân có thể

  • Căng các cơ vùng lưng
  • Cơ vùng bụng yếu
  • Các nội tiết tố khi có thai

Trong những nguyên nhân thường gặp kể trên thì căng dãn các cơ vùng lưng là nguyên nhân chủ yếu. Khi thai lớn dần, tử cung bạn to dần và nặng hơn, phần trước cơ thể nặng hơn và bạn có khuynh hướng ngả người ra phía trước khi đi, đứng. Để giữ cơ thể thăng bằng, bạn thay đổi tư thế làm các nhóm cơ lưng bị căng ra. Sự căng dãn quá mức gây nên cảm giác đau, mỏi, cứng cơ.

Những cơ vùng bụng cũng có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, khi có thai, cơ ở bụng bị dãn ra và có thể yếu hơn, sự thay đổi này cũng góp phần làm cho bạn đau lưng khi vận động.

Về nội tiết tố, để chuẩn bị cho việc sinh nở, nội tiết tố làm dãn các dây chằng khớp vùng chậu để khớp linh hoạt hơn, đồng thời gây đau do dãn khớp.

Xem thêm bài: "Giảm đau lưng trong khi mang thai" của Y học cộng đồng

Vậy tôi phải làm gì để giảm đau lưng?

  • Không nên gập người để nhặt đồ, cần dang nhẹ gối, ngồi từ từ xuống, giữ lưng thẳng.
  • Khi đi, đứng: mang giày phù hợp, đặc biệt lưu ý phần gót giày. Giày quá phẳng hay giày cao gót đều có thể làm đau hơn. Chọn loại nâng đỡ phần gót và chống trượt.
  • Khi ngồi, nằm: có thể kê nệm nâng đỡ. Khi ngồi, kê một cái gối nhỏ, mềm phía sau để tựa vào. Khi nằm, có thể nằm nghiêng một bên, một gối kẹp giữa 2 chân và một gối kê vùng bụng cho êm ái.
  • Bạn có thể tập thể dục các bài tập hỗ trợ sức cơ vùng lưng, chân và tư thế đứng – ngồi thích hợp (cần huấn luyện viên hướng dẫn và nếu không có bất thường nào trong thai kỳ như doạ sẩy thai, ra huyết âm đạo…). Những vùng cơ quá đau có thể sử dụng túi chườm tại chỗ (ấm hay lạnh đều được).

Khi nào thì tôi đi khám khi bị đau lưng khi có thai?

Khi cơn đau ngày càng nhiều, đau tăng dần hoặc kéo dài > 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Đau lưng cũng có thể là một dấu hiệu của chuyển dạ sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiểu, do đó nếu đau lưng kèm sốt, tiểu buốt hoặc ra huyết âm đạo, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi.

Tài liệu tham khảo

  • Backpain during pregnancy, Patient education – Frequently asked questions – ACOG
  • https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1521240601305852
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    HIV và phụ nữ

    (38)
    Sự nhiễm vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xảy ra như thế nào? Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xâm nhập vào dòng máu thông qua một vài chất ... [xem thêm]

    Siêu âm ngã âm đạo

    (71)
    Ai sẽ được làm xét nghiệm này? Nhiều phụ nữ sẽ được chỉ định siêu âm ngã âm đạo vào quý I thai kỳ. Ở giai đoạn này, siêu âm ngã âm đạo chính xác ... [xem thêm]

    Bài 48 – Thai ngoài ý muốn

    (67)
    Trên đời muôn vàn cái sự “lỡ…” Trên đời muôn vàn việc ngoài ý muốn, nhất định bạn phải nghĩ đến “thai ngoài ý muốn” – vì lựa chọn và quyết ... [xem thêm]

    Sự triệt sản cho nữ giới và nam giới

    (29)
    Thế nào là triệt sản? Triệt sản là biện pháp tránh thai vĩnh viễn. Quy trình triệt sản nữ được gọi là thắt ống dẫn trứng, quy trình triệt sản nam ... [xem thêm]

    Những dấu hiệu khi chuẩn bị chuyển dạ

    (42)
    Điều gì xảy ra khi chuẩn bị chuyển dạ? Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung mở ra (giãn nở). Tử cung, trong đó có cơ, co thắt đều đặn. Khi tử cung co ... [xem thêm]

    Hội chứng tiền kinh nguyệt

    (78)
    Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì? Nhiều phụ nữ cảm thấy có sự thay đổi về thể chất hoặc tâm lý trong những ngày trước khi hành kinh. Khi những ... [xem thêm]

    Những thay đổi ngoài da ở phụ nữ có thai

    (100)
    Những thay đổi thường gặp ở da khi mang thai? Nhiều phụ nữ cảm thấy sự thay đổi ở hệ da, móng và lông khi mang thai. Một vài thay đổi phổ biến bao gồm: ... [xem thêm]

    Bài 6 – Siêu âm là cái gì vậy?

    (73)
    Bài này để dẫn dắt cho bài “Siêu âm cổ tử cung trong thai kỳ”, tại vì lúc làm việc thấy bệnh nhân ngơ ngác đến tội nghiệp cho cái vụ “tử cung em ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN