Bài 7 – Sẩy thai sớm

(4.23) - 97 đánh giá

Sẩy thai – cái từ nghe thôi là thấy “khủng khiếp” – bất kể là ai – nhất là những ai đang mong chờ một đứa trẻ. Thai tự nhiên đã đành – thai gian nan điều trị, vừa chỉ mới chớm đập những nhịp sống đầu tiên, tự nhiên một ngày người mẹ “sao không thấy mệt – sao không thấy ói”, ra chút huyết, rồi vậy là sẩy thai.

Đọc hoài những bài viết chuyên môn, mà đọc rồi lại thêm “ngán” – tại vì cho đến bây giờ – chắc kết luận lại cho chuyện đừng sẩy thai gói gọn trong hai chữ “tuỳ duyên”. May thay, sếp cho một bài nghiên cứu đăng trên một tạp chí uy tín của Mỹ, dạng “Article in press” nha – nghĩa là còn nóng hổi. Vậy là mình có nguyên liệu nấu món ngon hôm nay. Món “Các yếu tố nguy cơ sẩy thai”.

Có ai sẩy thai giống tôi không?

Có – nhiều là khác. Cứ 4 phụ nữ thì hơn 1 phụ nữ sẽ có một lần sẩy thai trong đời (28%), nghĩa là bạn không phải cá biệt. Nếu mình nghĩ tích cực một chút, việc gạn đục khơi trong này nhằm tạo ra một cá thể sống khoẻ mạnh, đủ khả năng thích nghi môi trường sống bên ngoài. Hễ có chút khiếm khuyết nào là sẽ bị ngăn chặn ngay. Vì vậy, nếu chẳng may nó xảy đến, bạn hãy cho mình lý do “đừng buồn phiền lâu quá”. Nhân đây cũng nói cho rõ, nguyên nhân sẩy thai hay thai lưu đa phần sẽ khó xác định, mà trong nhóm xác định được nguyên nhân thì quá nửa là do chính bản thân phôi thai bất thường. Vì vậy, nếu nhất định truy tìm nguyên nhân, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho kết luận “chưa rõ nguyên nhân”.

Ai thuộc nhóm phụ nữ dễ bị sẩy thai?

Nhóm phụ nữ trên 35 tuổi. Hễ tuổi lớn hơn 35, tự nhiên nguy cơ sẩy thai tăng gấp đôi một cái vèo. Đọc cái này tự nhiên thấy lo! Tuổi trẻ, bao nhiêu việc phải làm. Học tập – xây dựng sự nghiệp – rong ruổi cho thoả chí. Sắp xếp sao cho vuông tròn để khỏi vấp phải cái nguy cơ sẩy thai – nghĩa là sinh con trước 35 tuổi chắc cũng phải có chút tính toán. À mà nếu xem việc sinh một đứa trẻ cũng là việc quan trọng phải làm thì không đến nỗi cam go. Nếu sinh ra trên đời làm phụ nữ là định mệnh không thể sửa đổi (y học sửa được nhưng hơi nhiêu khê) thì làm mẹ là một trải nghiệm quá đỗi tuyệt vời tạo hoá bù đắp lại cho bạn. Thế nên, nếu trong những danh sách những việc phải làm trong đời có tiết mục “làm mẹ” – bạn mau mau làm trước tuổi 35.

Xem thêm bài Nguyên nhân sẩy thai của BS. Nguyễn Hoàng Long và Võ Thị Lệ

Ăn – uống cái gì dễ bị sẩy thai?

Trong nghiên cứu này đề cập đến bạn caffein. Vợ hay chồng có sử dụng caffein hơn 2 lần/ngày đều đẩy nguy cơ sẩy thai tăng gấp đôi. Mình không có ý định làm mấy quán cà phê giảm doanh thu, chỉ nhắc nhỏ rằng caffein không chỉ có trong cà phê. Coca cola, Pepsi, nước tăng lực…đều có chứa caffein. Vì vậy, nếu chuẩn bị mang thai, trước khi uống gì, bạn chịu khó liếc sơ xem thành phần của nó. Hay ho ở chỗ – chồng bạn cũng không được uống cà phê. Nghiên cứu thực sự làm người đọc nhiều suy nghĩ như mình cảm giác thích thú. Nghĩ sao thức uống thơm ngon quyến rũ này mình phải kiêng khem mà chồng mình cứ nhâm nhi từng ngụm?

Vậy thì ăn – uống cái gì giúp ích đây?

Trong nghiên cứu này khuyên bạn nên bổ sung vitamin trước và trong khi có thai. Làm được việc này, nguy cơ sẩy thai của bạn giảm phân nửa. Viên đa sinh tố (multivitamin) trên thị trường muôn vàn chủng loại, đọc qua thành phần thì cũng không mấy khác nhau. Miễn sao bạn vui vẻ thoải mái khi uống, thuốc không quá khó tìm, nguồn gốc an toàn là được rồi. Không nhất thiết phải của Mỹ, của Úc mới là loại ưu việt.

Các chất dinh dưỡng thiết yếu trong khi mang thai và cho con bú đã viết một bài riêng trước đây, bạn chịu khó đọc lại nghe.

Thông tin không nhiều – nhưng hy vọng là giúp ích cho ai đó. Mình vẫn tin là đâu đó có người đang cần – nên bài báo này mình lược dịch lại mà không xin bản quyền. Nếu ai đó muốn thưa kiện gì, mình chỉ trả lời “biết là sai nhưng xin lỗi sau vậy”.

Tài liệu tham khảo

  • Link abstract bài báo (cho những ai cần kiểm chứng thông tin) http://www.fertstert.org/article/S0015-0282(16)30042-5/abstract
  • https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/950283358401582
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bài 58: Mất ngủ trong thai kỳ

    (42)
    Có mẹ nào đang bị mất ngủ khi mang thai hành hạ không? Chắc là mệt lắm, ban ngày căng thẳng, stress, lo đủ chuyện trời trăng mây nước, đêm nằm xuống chỉ ... [xem thêm]

    Dậy thì ở trẻ gái

    (55)
    Thế nào là dậy thì? Dậy thì là lúc cơ thể bạn thay đổi và trở nên giống người trưởng thành hơn. Dậy thì bắt đầu khi nào? Thông thường cơ thể bắt ... [xem thêm]

    Các kiến thức cơ bản về Ung thư buồng trứng dành cho cộng đồng

    (92)
    Ung thư là gì? Các tế bào bình thường trong cơ thể phát triển, phân chia và được thay thế định kỳ. Đôi khi, các tế bào phân chia bất thường và phát triển ... [xem thêm]

    Vai trò của Acid Folic trong thai kì

    (31)
    Acid Folic là một “siêu anh hùng” của thai kỳ! Bổ sung acid Folic với liều khuyến cáo 400 micrograms (mcg) trước và trong mang thai có thể giúp phòng ngừa các ... [xem thêm]

    Bài 3 – Chế độ dinh dưỡng khi mang thai và cho con bú

    (89)
    Tổng quan Khi mang thai, hầu hết các bà mẹ đều băn khoăn: Ăn uống như thế nào để thai nhi phát triển tốt? Câu hỏi đó vẫn chưa khó bằng không nên ăn gì, ... [xem thêm]

    Bài 14 vs Bài 15 – Mấy điều nhỏ nhoi trong thai kỳ

    (15)
    Khi có thai làm việc được không? Khi có thai, riêng cá nhân mình khuyến khích bạn làm việc nếu công việc của bạn KHÔNG: khiêng vác nặng, leo trèo, đứng hoàn ... [xem thêm]

    Các phương pháp điều trị vô sinh: 9 câu hỏi thường gặp

    (20)
    Biên dịch: Cao Duy Khang Hiệu đính: BS Lê Hữu Thắng Tổng quan chung Với một số người, mang thai có thể rất đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng với những người khác, ... [xem thêm]

    Cho trứng trong buồng trứng có ảnh hưởng gì không?

    (85)
    Cho trứng trong buồng trứng có sao không? Thưa bác sĩ, nếu như mình cho một quả trứng trong buồng trứng có sao không ạ? em mới có 22 tuổi thôi nhưng em có hai ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN