Bầm dập xương sau té ngã: Đừng xem nhẹ kẻo hối hận không kịp

(4.15) - 66 đánh giá

Bầm dập xương sau té ngã được xem là vấn đề nhiều người mắc phải nhưng vẫn chưa biết xử lý sao cho đúng cách.

Sau một cú té ngã hay chấn thương, tình trạng bầm dập xương rất thường xuất hiện, đặc biệt là ở các xương gần bề mặt da. Máu bầm và các dịch lỏng hình thành sau chấn thương sẽ làm biến đổi màu da ngay khu vực tổn thương. Tuy nhiên, nứt gãy xương lại là vấn đề khác hoàn toàn vì chúng gây tổn thương xương sâu hơn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Trong một vài trường hợp, vết bầm dập xương có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy đi khám bác sĩ nếu gặp những vấn đề sau:

  • Cơn đau xuất hiện kéo dài và tệ hơn tại khu vực vết bầm xương
  • Đã dùng các loại thuốc giảm đau không kê toa nhưng không hiệu quả
  • Những phần khác của cơ thể như ngón tay hay ngón chân chuyển màu sang màu xanh, lạnh và tê.

Những triệu chứng trên xuất hiện khi xương đã vị viêm sưng, tổn thương nghiêm trọng. Trong một vài trường hợp, bầm dập xương chỉ là một phần của vết thương. Chúng có thể bị nứt gãy. Vết bầm xương ở đầu gối thường là dấu hiệu cảnh báo rách dây chằng.

Vết bầm dập xương đặc biệt nghiêm trọng có thể ngăn cản lưu thông máu. Mặc dù không phổ biến nhưng tình trạng hoại tử có thể xảy ra. Do đó, nếu triệu chứng của bạn kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ. Họ có thể chẩn đoán vết bầm dựa trên các triệu chứng và khám lâm sàng.

Nếu bác sĩ cho rằng xương bị chấn thương, họ sẽ tiến hành chụp X-quang để tìm vết nứt. Tuy nhiên, X-quang không thể nhận biết vết bầm. Cách duy nhất để xác định nếu bạn có vết bầm là chụp cộng hưởng từ MRI. Chúng có thể cho biết nếu vết thương nghiêm trọng hơn vết bầm.

Làm thế nào để chữa trị vết bầm dập xương sau té ngã?

Nếu vết bầm dập xương sau té ngã không nghiêm trọng, bạn có thể điều trị chúng bằng cách thư giãn, chườm lạnh hay thuốc giảm đau như nhóm NSAIDs dưới sự tư vấn của bác sĩ. Nếu vết bầm ở chân hay bàn chân, bạn có thể nâng chân cao để giảm sưng và tăng cường lưu thông máu đến khu vực tổn thương. Chườm đá vào khu vực bầm khoảng 15 đến 20 phút nhiều lần một ngày. Tuy nhiên, bạn nhớ bỏ đá vào khăn, không trực tiếp áp đá lên da nhé.

Bạn nên tránh xa các hoạt động thể chất mạnh cho đến khi vết bầm hoàn toàn biến mất. Bầm xương có thể phục hồi trong vài tuần nếu không nghiêm trọng. Vết bầm nghiêm trọng hơn cần vài tháng để phục hồi.

Nếu khớp bị tổn thương, bạn cần dùng nạng để giữ khớp cho đến khi lành. Nếu bác sĩ yêu cầu dùng nạng, hãy sử dụng chúng trực tiếp và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, vết thương sẽ cần nhiều thời gian phục hồi hơn. Do đó, bạn cần bỏ thuốc lá ngay.

——————————–

Với mong muốn hỗ trợ bạn điều trị và theo dõi các tình trạng đau nhức, viêm xương khớp, Chúng tôi tổ chức chương trình “ĐỂ CƠN ĐAU KHÔNG CÒN LÀ NỖI LO”. Tham gia chương trình, bạn sẽ nhận được cuốn Cẩm Nang Giảm Đau bằng cách thực hiện những bước sau:

  • Bước 1: Nhấn vào nút Nhận Cẩm Nang
  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin
  • Bước 3: Mã nhận cẩm nang sẽ được gửi qua tin nhắn điện thoại
  • Bước 4: Mang mã nhận cẩm nang đến hiệu thuốc có chương trình để nhận cuốn Cẩm nang giảm đau
    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về chương trình, bạn vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo số điện thoại: (028) 3636 9005

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ có HBsAg âm tính: Trẻ vẫn có thể bị viêm gan B!

(61)
Vì nhiều lý do, trẻ sơ sinh sau khi chào đời rất dễ mắc bệnh viêm gan siêu vi B, kể cả khi mẹ có kết quả HBsAg âm tính. Vì vậy, việc chích ngừa viêm gan B ... [xem thêm]

Lợi ích và rủi ro khi bà bầu ăn rong biển

(19)
Rong biển là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu ăn rong biển chỉ nên ở mức vừa phải, nếu ăn quá nhiều, đôi ... [xem thêm]

19 tuần

(99)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần 19, bé có thể:Giữ đầu thẳng chiều với cơ thể khi ngồi;Lật (theo một chiều);Chú ý theo hướng có ... [xem thêm]

Bạn có mắc chứng nghiện mua sắm?

(89)
Những ngày Tết đang đến gần cũng là lúc người người mua sắm đồ mới để mặc đi chơi lễ. Tuy nhiên, nhiều người – đặc biệt là phụ nữ – lại dễ ... [xem thêm]

Thực phẩm chứa nhiều vitamin E (Phần 1)

(52)
Vitamin E rất quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Vì thế, hằng ngày bạn nên cung cấp cho mình loại dinh dưỡng này để đảm bảo sức khỏe. Những thực ... [xem thêm]

Bí quyết chăm sóc người bệnh đột quỵ dễ dàng hơn

(14)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Phòng xông hơi hồng ngoại: Liệu pháp giúp bạn xua tan mệt mỏi

(75)
Phòng xông hơi hồng ngoại không những giúp bạn cải thiện chứng mệt mỏi và hỗ trợ giảm đau mà còn có tác dụng làm đẹp da. Sau một tuần làm việc chăm ... [xem thêm]

Tiên lượng và điều trị bệnh ung thư vú phát triển nhờ vào estrogen (ER+)

(10)
Đây là loại ung thư vú thường gặp và có thể điều trị đượcUng thư vú phát triển nhờ vào estrogen hay còn gọi là ung thư vú ER+ là loại ung thư vú thường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN