Bạn biết gì về đau cổ tay bên trụ?

(4.3) - 93 đánh giá

Đau cổ tay bên trụ là tình trạng thường gặp nhưng việc chẩn đoán hơi khó khăn. Quá trình điều trị có thể bao gồm kết hợp một số bài tập trị liệu, nẹp hoặc bó bột, liệu pháp bàn tay, dùng thuốc kháng viêm hoặc tiêm steroid.

Đau cổ tay bên trụ (bên ngón út) cũng hay thường gặp, khá khó khăn khi chẩn đoán nguyên nhân và điều trị cho lành bệnh. Nếu bạn điều trị không đúng cách và không gặp đúng bác sĩ chuyên khoa, bệnh sẽ làm cho bạn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề này nhé!

Đau cổ tay bên trụ là tình trạng gì?

Thuật ngữ “cổ tay” được sử dụng để mô tả khớp nối giữa bàn tay với cẳng tay. Giải phẫu cổ tay thực tế không đơn giản. Có tám xương nhỏ hơn nối 5 xương chính bàn tay (xương bàn tay) với hai xương ở cẳng tay (xương quay và xương trụ) (hình dưới). Đau bên ngón út (bên trụ) rất phổ biến. Nguyên nhân có thể do chấn thương xương, sụn, dây chằng hoặc gân.

Nguồn: bonetalks.com/handtfcc

Nguyên nhân gây đau cổ tay bên trụ

Do có nhiều thành phần trong cấu trúc bên “ngón út” của cổ tay, nên việc xác định nguyên nhân gây đau cổ tay có thể rất khó khăn. Bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tay của bạn để tìm vị trí đau, biên độ vận động cổ tay và khám một số nghiệm pháp lâm sàng đặc biệt. Ngoài ra, bạn có thể chụp X-quang. Đôi khi, bạn sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT hoặc MRI.

Một số nguyên nhân gây đau cổ tay bên trụ bao gồm:

  • Gãy xương cổ tay
  • Viêm khớp giữa các xương
  • Hội chứng xung đột bên trụ (ulnar impaction syndrome): khi xương trụ dài hơn xương quay, có thể làm cho nó “va vào” các xương cổ tay nhỏ hơn (hình dưới).

    Hình A: Xương trụ dài hơn xương quay gây ra hội chứng xung đột bên trụ.
    Hình B: Xương trụ dài bằng xương quay.
    Hình C: Xương trụ ngắn hơn xương quay.
    (Nguồn: https://pubs.rsna.org/doi/pdf/10.1148/radiographics.22.1.g02ja01105)

  • Viêm các gân gấp và duỗi cổ tay, trong đó hay gặp là viêm hoặc mất vững gân duỗi cổ tay trụ tại khoang của nó ở mặt lưng bên trụ cổ tay (hình dưới)

    Hình: Bán trật gân duỗi cổ tay trụ khi sấp ngửa cẳng tay tại khoang của nó tại mặt lưng bên trụ cổ tay.
    (Nguồn: https://foreonline.org/wp-content/uploads/2016/07/14.-Ulnar-sided-wrist-pain-July-2016-sports-meeting-JN.pdf)

  • Chấn thương dây chằng sụn sợi tam giác cổ tay (TFCC) khi các dây chằng kết nối giữa xương trụ và các xương khác trong cổ tay bị rách do chấn thương hoặc cọ mòn theo thời gian (hình dưới)

    Hình: Các loại rách phức hợp sụn sợi tam giác (TFCC)
    (Nguồn: https://foreonline.org/wp-content/uploads/2016/07/14.-Ulnar-sided-wrist-pain-July-2016-sports-meeting-JN.pdf)

  • Tổn thương thần kinh hoặc bị chèn ép (hội chứng Guyon)
  • Khối u lành tính, thường là u nang hoạt dịch
  • Dấu hiệu và triệu chứng của đau cổ tay bên trụ

    Có thể cảm thấy đau bên trụ cổ tay lúc nghỉ ngơi hoặc khi vận động. Các triệu chứng có thể bao gồm:

    • Đau cổ tay bên “ngón út” khi cử động, làm việc nhưng lúc nghỉ ngơi thì thuyên giảm.
    • Có tiếng lách cách hoặc bốp, đặc biệt là khi xoay cổ tay hoặc sấp ngửa cẳng tay.
    • Đau khi bạn chống bàn tay để đứng dậy sau khi ngồi.
    • Giảm sức cầm nắm bàn tay.
    • Giảm hoặc hạn chế vận động cổ tay.

    Điều trị đau cổ tay bên trụ

    Việc điều trị đau cổ tay bên trụ tùy thuộc vào chẩn đoán. Nó có thể bao gồm một số kết hợp các bài tập trị liệu, nẹp hoặc bó bột, liệu pháp bàn tay, dùng thuốc kháng viêm hoặc tiêm steroid. Nếu điều trị không phẫu thuật không làm giảm triệu chứng thì có thể xem xét việc phẫu thuật (một số ví dụ hình dưới).

    Hình: Bệnh nhân bị hội chứng xung đột bên trụ được điều trị cắt ngắn xương trụ.
    A: Xương trụ dài hơn xương quay gây ra hội chứng xung đột bên trụ.
    B: Xương trụ được cắt bỏ 1 đoạn làm ngắn lại và kết hợp xương bằng nẹp vít.
    C: Nẹp vít được tháo bỏ sau khi lành xương, xương trụ dài bằng xương quay.Hình: Bệnh nhân bị đau bên trụ cổ tay do mất vững khớp quay trụ dưới do rách TFCC. Bệnh nhân được mổ nội soi may lại TFCC qua nội soi (nguồn: tác giả)
    Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

    • Sơ cứu gãy xương và những điều bạn cần biết
    • Phải làm gì khi bị gãy xương hàm?
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Siêu âm thai tuần 22 mẹ bầu sẽ biết được gì?

    (35)
    Siêu âm thai tuần 22 là điều nên làm để giúp mẹ bầu theo dõi từng bước sự phát triển của con cũng như phát hiện dị tật nếu có.Khi mang thai đến tuần ... [xem thêm]

    Bệnh viện 103 có tốt không?

    (32)
    Bệnh viện 103 (Bệnh viện Quân y 103) thuộc Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng Việt Nam. Bệnh viện được thành lập vào ngày 20/12/1950 với tên gọi Đội điều ... [xem thêm]

    7 nguyên nhân gây bọng mắt

    (35)
    Ít nhất một lần trong đời, phái đẹp gặp phiền toái khi trang điểm bởi sự xuất hiện của bọng mắt đáng ghét. Vậy, bọng mắt là gì và vì sao nó xuất ... [xem thêm]

    Nhức đầu ảnh hưởng như thế nào đến sex?

    (55)
    Tình trạng đau đầu ở mẹ bầu, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, là hiện tượng vô cùng phổ biến. Vậy đâu là các cách chữa đau đầu cho bà ... [xem thêm]

    3 bài tập thể dục chuẩn bị cho mẹ bầu chuyển dạ

    (85)
    Những bài tập thể dục chủ yếu tập trung vào các cơ bắp sẽ bị ảnh hưởng nhất trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Vì vậy các bài tập này giúp cho quá ... [xem thêm]

    Ra máu báo thai có đau bụng không? Băn khoăn đã có lời đáp

    (87)
    Ra máu báo thai có đau bụng không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, những cơn đau này lại có những đặc điểm riêng biệt khác với đau bụng kinh.Máu báo thai là ... [xem thêm]

    10 bí quyết giúp bạn giảm stress trong hôn nhân

    (37)
    Bạn cảm thấy mình dễ mệt mỏi và căng thẳng hơn sau khi kết hôn? Đã đến lúc bạn cần tìm cách đẩy lùi stress trong hôn nhân rồi đấy!Môt nghiên cứu vào ... [xem thêm]

    Đứt gân gót chân

    (58)
    Định nghĩaĐứt gân gót chân là bệnh gì? Đứt gân gót chân là chấn thương phổ biến của phần gân nối cơ bắp chân với gót chân. Do gân gót chân là gân ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN