Bạn biết gì về máu?

(3.61) - 100 đánh giá

Máu là mô lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn, được tạo thành từ thành phần hữu hình là huyết tương và các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).

Máu là chất lỏng giúp duy trì sự sống, truyền đi khắp các bộ phận thông qua:

  • Tim;
  • Động mạch;
  • Tĩnh mạch;
  • Mao mạch.

Chức năng của máu

Máu vận chuyển các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể như:

  • Chất dinh dưỡng;
  • Điện giải;
  • Hormones;
  • Vitamin;
  • Kháng thể;
  • Nhiệt.

Máu còn giúp đào thải những chất sau ra khỏi cơ thể:

  • Chất thải;
  • Cacbon dioxit.

Thành phần cấu tạo của máu

Các thành phần cấu tạo nên máu trong cơ thể người bao gồm huyết tương. Trong đó, huyết tương lại chứa các tế bào máu, bao gồm:

  • Tế bào hồng cầu (hồng cầu) mang oxy từ phổi đến các bộ phận còn lại trong cơ thể;
  • Tế bào bạch cầu (bạch cầu) giúp chống nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình miễn dịch. Có những loại tế bào bạch cầu sau: Lympho tế bào, tế bào monocytes, eosinophils, basophils, neutrophil (granulocytes);
  • Tiểu cầu kiểm soát tình trạng chảy máu.

Thành phần hóa học trong máu

  • Carbohydrate;
  • Protein;
  • Hormones;
  • Khí (Ôxy, CO2, Nitơ).

Các tế bào máu hình thành từ đâu?

Các tế bào máu được tạo ra trong tủy xương. Tủy xương là chất mềm, xốp tập trung ở trung tâm khung xương tạo ra khoảng 95% tế bào máu của cơ thể. Hầu hết tủy xương ở người trưởng thành tập trung ở vùng xương chậu, xương ngực và xương sống.

Nhiều cơ quan khác trong cơ thể chúng ta đóng vai trò quy định sự hình thành tế bào máu. Các hạch bạch huyết, lá lách, và gan giúp điều chỉnh sự sản sinh, tiêu hủy và phân hóa (phát triển một chức năng cụ thể) của tế bào. Quá trình sản xuất và phát triển các tế bào máu mới được gọi là quá trình tạo máu.

Các tế bào máu hình thành trong tủy xương được xem như là một tế bào gốc. Một “tế bào gốc” (hoặc tế bào tạo máu) là giai đoạn đầu của tất cả các tế bào máu. Khi tế bào gốc trưởng thành, những tế bào khác bắt đầu tiến hóa, chẳng hạn như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Các tế bào máu chưa hoàn thiện còn được gọi là tế bào máu chưa trưởng thành. Một vài trong số những tế bào máu chưa trưởng thành được giữ lại trong tủy để tiếp tục quá trình hoàn thiện, một số khác di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, ở đó chúng sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện.

Chức năng của các tế bào máu

Hồng cầu

Chức năng chính của tế bào hồng cầu là vận chuyển oxy và carbon dioxide. Hemoglobin (Hgb) là protein quan trọng trong các tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Bạch cầu

Chức năng chính của tế bào bạch cầu là chống nhiễm trùng. Có nhiều loại tế bào bạch cầu khác nhau có các chức năng khác nhau trong việc phòng ngừa bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng. Các loại bạch cầu quan trọng nhất giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và các tế bào lạ như:

  • Neutrophils;
  • Eosinophils;
  • Lympho tế bào;
  • Tế bào monocytes.

Tế bào bạch cầu giúp chữa lành vết thương không chỉ bằng cách ngăn ngừa nhiễm trùng mà còn nhờ tiêu thụ các dạng vật chất, chẳng hạn như các tế bào chết, mô mảnh và các tế bào hồng cầu cũ.

Tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn bên ngoài như vi khuẩn gây dị ứng. Ngoài ra, nó còn đóng một vai trò nhất định trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào biến thể như tế bào gây ung thư.

Tiểu cầu

Chức năng chính của tiểu cầu là đông máu. Tiểu cầu nhỏ hơn nhiều so với các tế bào máu khác. Tiểu cầu nhóm lại với nhau hình thành nút tiểu cầu, dẫn đến hiện tượng ngưng chảy máu.

Tổng số tế bào máu (CBC) là gì?

Phép tính tổng số tế bào máu (CBC) là phép đo kích thước, số lượng và mức độ trưởng thành của các tế bào máu khác nhau trong một lượng máu nhất định. Một lượng tế bào máu xác định có thể được sử dụng để xác định những dấu hiệu bất thường trong quá trình hình thành hoặc tiêu hủy các tế bào máu. Dựa trên phép tính tổng số tế bào máu (CBC) để xác định tình trạng nhiễm trùng. Thông thường khi bạn bị nhiễm trùng, số lượng bạch cầu sẽ tăng lên. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành có thể liên quan đến bệnh bạch cầu. Người bị thiếu máu hay bị mắc bệnh hồng cầu hình liềm sẽ có hàm lượng hemoglobin thấp bất thường.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tác hại của việc uống quá nhiều cà phê
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quần độn mông: “Cứu tinh” hay “sát thủ” của phái đẹp?

(32)
Các cô nàng có vòng 3 khiêm tốn nhanh chóng tôn sùng chiếc quần độn mông như vị “cứu tinh” mỗi khi diện những chiếc váy ôm sát. Thế nhưng, chiếc quần ... [xem thêm]

Hội chứng Ganser

(96)
Tìm hiểu chungHội chứng Ganser là gì?Hội chứng Ganser là một loại rối loạn giả tạo – đây là một bệnh tâm thần xảy ra khi người bệnh cố tình và chủ ... [xem thêm]

Bắp rang và những lợi ích không ngờ cho sức khỏe

(26)
Bạn muốn một thức ăn vặt nhưng phải tốt cho sức khỏe? Vậy bạn hãy thử bắp rang nhé! Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về những lợi ích tuyệt vời của ... [xem thêm]

Các loại thuốc bệnh nhân cao huyết áp cần tránh

(11)
Cao huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, suy thận và gây nguy cơ xấu cho mắt. Bạn nên biết về những nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng ... [xem thêm]

Kỹ năng sơ cấp cứu cho các tai nạn thường gặp

(21)
Khi biết các kỹ năng sơ cấp cứu cho những sự cố thường gặp, bạn sẽ bình tĩnh hơn để giúp người bị nạn vượt qua những tình huống khó khăn. Những ... [xem thêm]

6 món ăn vặt cực ngon và bổ dưỡng cho bé

(48)
Trẻ 3 tháng tuổi phát triển nhanh chóng và đem đến cho bạn rất nhiều điều bất ngờ. Ở giai đoạn này, bé có vẻ khóc ít hơn, các phản ứng đa dạng hơn, ... [xem thêm]

Vai trò của chất béo và cách bổ sung chất béo tốt cho sức khỏe

(83)
Nhiều người lầm tưởng rằng chất béo là nguyên nhân gây béo phì, tăng cân. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại, vai trò của chất béo vô cùng quan trọng ... [xem thêm]

Đừng hời hợt với tác hại của rượu bia đối với nam giới!

(52)
Đàn ông uống rượu bia ở mức độ vừa phải có thể mang lại cho bạn những lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng việc uống rượu bia mà ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN