Bạn biết gì về tình trạng mang thai hóa học?

(3.79) - 49 đánh giá

Mang thai hóa học là tình trạng sẩy thai sớm sau khi trứng đã thụ tinh thành công và chiếm tới 50 – 70% trong tổng số các trường hợp sẩy thai.

Dùng que thử, phụ nữ biết mình đã có thai. Sau 2 tuần nhận được tin vui mừng, nếu bị sẩy thai người mẹ chắc sẽ rất đau lòng. Đây là tình trạng mang thai hóa học. Dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

Dấu hiệu mang thai hóa học

Mang thai hóa học xảy ra vào thời điểm sử dụng que thử thai để xác định nồng độ hCG của cơ thể và trước khi siêu âm lần đầu để xác định tình trạng thai nhi. HCG là một loại hormone được phôi thai sản xuất khi phụ nữ mang thai. Nếu đến bệnh viện khám, bác sĩ có thể giúp bạn kiểm tra lượng hCG bằng cách xét nghiệm máu.

Mang thai hóa học có thể không có triệu chứng rõ ràng. Một số phụ nữ sẩy thai sớm mà không biết mình đang mang thai. Ngoài ra, chứng co thắt dạ dày và chảy máu âm đạo là triệu chứng của hiện tượng mang thai hóa học. Tình trạng mang thai này thường không kéo dài đủ lâu để gây ra các triệu chứng thai nghén như buồn nôn và mệt mỏi.

Mang thai hóa học có khác biệt so với các loại sẩy thai khác. Sẩy thai thông thường có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong thời gian mang thai nhưng xảy ra phổ biến vào trước khi thai kỳ bước vào tuần thứ 20. Trong khi đó, mang thai hóa học lại có thể diễn ra sau khi trứng đã được thụ tinh thành công. Hầu hết các triệu chứng báo hiệu chỉ biểu hiện như đau thắt ở bụng hoặc chảy máu. Một số phụ nữ lại lầm tưởng rằng mình đang có kinh nguyệt bất thường.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này

Tuy vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của việc mang thai hóa học nhưng trong hầu hết trường hợp sẩy thai, vấn đề đều xuất phát từ phôi thai, chẳng hạn chất lượng tinh trùng hoặc trứng kém. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân gồm:

  • Nồng độ hormone trong cơ thể bất thường
  • Tử cung dị dạng
  • Thụ thai bên ngoài tử cung
  • Nhiễm giang mai, vi khuẩn Chlamydia.

Phụ nữ trên 35 tuổi cũng tăng nguy cơ mang thai hóa học kèm theo các vấn đề sức khỏe như máu đông và rối loạn tuyến giáp.

Phương pháp chữa trị

Việc mắc phải tình trạng mang thai hóa học không đồng nghĩa với việc bạn không thể thụ thai và sinh con khỏe mạnh. Dù không có cách điều trị cụ thể cho loại sẩy thai này, nhưng có nhiều lựa chọn để giúp chị em có thai.

Nếu có triệu chứng mang thai hóa học ở trên, bạn hãy đến bệnh viện phụ sản để chẩn đoán nguyên nhân tiềm ẩn. Nếu bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị thích hợp, bạn sẽ giảm nguy cơ mang thai hóa học vào lần có con tiếp theo.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có biết bệnh hen suyễn do dị ứng gây ra?

(75)
Nếu bạn bị dị ứng và bệnh suyễn, có những phương pháp điều trị có thể để giải quyết cả hai. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm về kết nối giữa dị ... [xem thêm]

Điểm danh các loại bệnh ung thư máu

(58)
Bệnh ung thư máu có nhiều loại với những biểu hiện và triệu chứng riêng. Đối với mỗi bệnh, phương pháp điều trị ung thư máu cũng khác nhau.Ung thư máu ... [xem thêm]

Chứng tự hành hạ bản thân, hồi chuông cảnh báo cho bạn

(65)
Áp lực trong cuộc sống và những đổ vỡ trong chuyện tình cảm khiến cho hàng ngàn người rơi vào hố sâu của các bệnh tâm lý – tâm thần. Vậy làm sao để ... [xem thêm]

Bệnh thượng mã phong: Làm gì để cứu nạn nhân?

(39)
Bệnh thượng mã phong là tình trạng “đột quỵ” khi đang quan hệ tình dục. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong trong thời gian ... [xem thêm]

Cách sử dụng tinh dầu khi mang thai cho đúng

(61)
Trong thời gian mang thai, bạn phải luôn tạo cho mình cảm giác thoải mái, bình tĩnh và không lo âu. Để làm được điều này, không có cách nào tốt hơn là sử ... [xem thêm]

8 điều bạn nên thử khi mất động lực làm việc

(20)
Mất động lực làm việc là vấn đề thường gặp ở nhiều người, điều quan trọng là bạn cần biết cách vượt qua để tiếp tục trên con đường sự ... [xem thêm]

Mổ viêm xoang: Nên hay không nên?

(12)
Khi đã dùng nhiều loại thuốc và áp dụng các phương pháp chữa khác nhau mà triệu chứng khó chịu của viêm xoang vẫn không dứt, nhiều người nghĩ đến phương ... [xem thêm]

Rối loạn tuyến giáp

(35)
Ở cổ có một bộ phận hình cánh bướm gọi là tuyến giáp, chịu trách nhiệm sản xuất hormone (nội tiết tố) điều hòa các phản ứng chuyển hóa trong cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN