Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần có chế độ ăn như thế nào?

(3.54) - 55 đánh giá

Một trong những điều cần được quan tâm ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 chính là chế độ ăn uống hàng ngày. Khi kiểm soát tốt lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, bạn cũng sẽ kiểm soát tốt nồng độ đường huyết của mình.

Chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ những món ăn yêu thích. Bạn vẫn sẽ ăn được nhiều loại thực phẩm. Chế độ ăn tốt nhất cần được cân bằng và phải bao gồm nhiều loại carbohydrate, chất béo và protein lành mạnh.

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên lựa chọn carb phức hợp

Carbohydrate hay carb cần thiết trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, chúng làm gia tăng lượng đường trong máu nhanh hơn chất béo hoặc chất đạm. Những nguồn thực phẩm chứa nhiều carb là:

  • Trái cây;
  • Sữa và sữa chua;
  • Bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì ống;
  • Các loại rau củ giàu tinh bột như khoai tây, ngô và đậu.

Các loại carb dạng đơn như đường sẽ khiến mức đường huyết của bạn tăng nhanh. Carb phức hợp sẽ tốt hơn cho bạn vì chúng sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng và chất xơ ổn định, mặc dù cơ thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Carb dạng phức được tìm thấy ở các loại đậu, hạt, rau xanh…

Chất xơ cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Thông thường, bạn sẽ hấp thụ chất xơ từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu và cây họ đậu. Chúng hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn sẽ cảm thấy no lâu và ít thèm ăn hơn. Điều này còn giúp hỗ trợ quá trình giảm cân vì tình trạng tăng cân góp phần thúc đẩy bệnh tiểu đường.

Vì vậy, bạn nên tập trung vào các loại thực phẩm này:

  • Trái cây và rau tươi;
  • Đậu khô, đậu Hà Lan;
  • Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt và bánh quy giòn;
  • Gạo lứt;
  • Thực phẩm nguyên cám.

Chất béo

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 dễ bị bệnh tim hơn. Vì vậy, bạn nên giới hạn những chất béo không tốt cho cơ thể như chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa.

Các nguồn chính của chất béo bão hòa là phô mai, thịt bò, sữa và các món bánh nướng.

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đảm bảo những yếu tố sau đây:

  • Chọn thịt nạc;
  • Không nên dùng nhiều món chiên. Thay vào đó, bạn có thể nướng, hấp hoặc luộc;
  • Chọn loại sữa ít béo hoặc không có chất béo;
  • Dùng dầu ăn dạng xịt hoặc bơ thực vật giảm cholesterol có stanol hoặc sterol;
  • Chọn dầu thực vật dạng lỏng thay vì mỡ động vật.

Muối

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp. Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ yêu cầu bạn hạn chế hoặc tránh những món sau đây:

  • Muối và hạt nêm;
  • Những món đóng hộp từ khoai tây, gạo và mì ống;
  • Thịt hộp;
  • Súp đóng hộp và rau cải muối;
  • Thực phẩm chế biến sẵn;
  • Sốt cà chua, mù tạt, nước sốt salad và nước sốt đóng hộp;
  • Súp đóng hộp, đồ nướng và nước sốt;
  • Các món muối chua;
  • Thịt chế biến sẵn: xúc xích, thịt xông khói và thịt muối;
  • Quả ô liu;
  • Những món ăn vặt mặn;
  • Bột ngọt (mì chính);
  • Nước sốt đậu nành và bít tết.

Giải pháp cho bạn là nên nấu ăn với lượng muối thấp bằng những cách dưới đây:

  • Sử dụng các nguyên liệu tươi và thức ăn, chú ý không cho thêm muối;
  • Đối với các công thức nấu ăn yêu thích, bạn nên sử dụng các thành phần khác và cắt giảm hoặc sử dụng ít muối;
  • Hãy thử thêm nước cam hoặc dứa cho nước sốt thịt;
  • Kiểm tra thành phần natri, muối trên nhãn thực phẩm;
  • Chọn thực phẩm đông lạnh có 600 mg natri hoặc ít hơn. Hạn chế những món khai vị đông lạnh;
  • Sử dụng rau đóng hộp tươi, đông lạnh, không thêm muối. Rửa sạch chúng trước khi dùng;
  • Nếu bạn mua các loại súp đóng hộp, hãy tìm những món có lượng natri hay muối thấp.

Hy vọng với những thông tin mà Chúng tôi cung cấp, bạn sẽ có chế độ ăn uống thích hợp khi bị bệnh tiểu đường.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 dấu hiệu sắp rụng trứng giúp nhanh có thai hoặc ngừa thai như ý

(20)
Nếu muốn tăng cơ hội thụ thai, bạn nên biết những dấu hiệu sắp rụng trứng để canh ngày quan hệ và sớm có tin vui. Cách nhận biết biểu hiện rụng trứng ... [xem thêm]

10 bài tập thể dục tuyệt vời tại bàn làm việc

(29)
Bạn có thể cảm thấy ngượng ngùng khi tập thể dục tại bàn làm việc. Nhưng việc ngồi yên suốt nhiều giờ trước màn hình máy tính có thể ảnh hưởng ... [xem thêm]

Tiểu Đường Thai Kỳ Nguy Hiểm Với Thai Nhi Như Thế Nào?

(57)
Đừng quá hốt hoảng hay lo lắng thái quá nếu bạn nhận chẩn đoán mắc phải tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ). Chỉ cần có chế độ ăn uống ... [xem thêm]

Đặt nội khí quản: Thủ thuật mang tính sống còn khi cấp cứu

(10)
Đặt nội khí quản là phương pháp không thể thiếu được sử dụng trong gây mê, phẫu thuật. Đây còn là thủ thuật rất quan trọng mang tính sống còn trong ... [xem thêm]

Xúc cảm tác động rất lớn đến sức sống của làn da

(96)
Cuộc sống là những chuỗi ngày dài với nhiều các cung bậc cảm xúc mang đến cho chúng ta với bao nhiêu niềm vui và cả nỗi buồn. Nhưng ít ai biết rằng những ... [xem thêm]

Biến chứng nguy hiểm của suy thận độ 4

(13)
Bệnh thận mạn tính (hay suy thận mạn) là tình trạng mà chức năng thận bị suy giảm. Suy thận được chia thành 5 cấp độ dựa theo thang đo tăng dần mức độ ... [xem thêm]

Tự đo kích thước tử cung đơn giản tại nhà

(100)
Bạn có biết chúng ta có thể tự đo bề cao tử cung để chẩn đoán chính xác số tuần bạn đang mang thai không? Vậy làm thế nào để đo được bề cao tử cung ... [xem thêm]

Làm gì để trẻ nhỏ bị đau bụng cảm thấy dễ chịu hơn?

(34)
Khi trẻ nhỏ bị đau bụng, con sẽ quấy khóc vì cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể giúp bé làm dịu tình trạng này bằng một vài phương pháp đơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN