Cách tự kiểm tra dấu hiệu ung thư vú cho mẹ bầu

(3.52) - 88 đánh giá

Tự kiểm tra vú hầu như là một trong những bước cần thiết và quan trọng nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư vú. Tuy vậy, cách tự kiểm tra vú có thể gặp khó khăn hơn nếu bạn đang trong thời kì mang thai hoặc cho con bú. Khi mang thai hoặc cho con bú, những thay đổi nhất định về cân nặng, hormone có thể gây ra những thay đổi ở vú và bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn những thay đổi này với những bệnh lý hoặc vấn đề khác ở vú, hoặc ngược lại. Vì vậy, khi kiểm tra trong giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú ý đến hình dáng và tính đồng nhất của vú.

Trong giai đoạn cho con bú, cảm giác về ngực của bạn sẽ rất khác. Nếu bạn nghi ngờ, hoặc chỉ đơn giản muốn kiểm tra vú để xem xét có vấn đề gì bất thường hay không, cách tốt nhất là hãy kiểm tra ngay sau khi cho bé bú. Vì lúc này, vú của bạn còn ít sữa hơn, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra nếu có bất kỳ thất thường nào ở vú.

Những lưu ý khi mẹ bầu tự kiểm tra vú

Dưới đây là một lưu ý bạn cần ghi nhớ khi tự kiểm tra vú:

  • Kiểm tra vào ngày đầu tiên của mỗi tháng.
  • Khi đã có kinh nguyệt trở lại, hãy kiểm tra ngực vào khoảng 4 – 6 ngày sau khi bạn kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
  • Kiểm tra ngực khi bạn đang tắm.
  • Sử dụng 3 ngón tay để kiểm tra.
  • Di chuyển các ngón tay theo chiều từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên để tìm kiếm và phát hiện những bất thường ở vú, đặc biệt là khối u.
  • Di chuyển lên xuống ở một bên ngực và thực hiện tương tự ở bên còn lại.

Tốt nhất bạn nên kiểm tra từ vùng nách cho đến xương đòn, vùng bầu vú và khu vực núm vú.

Những điều mẹ cần chú ý sau khi tự kiểm tra vú

Chất dịch từ núm vú có thể có lẫn chút máu. Điều này là bình thường, đặc biệt nếu bạn đang ở 3 tháng cuối của thai kỳ và những tuần đầu sau khi sinh. Tình trạng này có thể hết sau 2 – 3 tuần.

Bạn có thể kiểm tra vú khi đang nằm trên giường. Hãy kiểm tra thật nhẹ nhàng vì vú của bạn ở giai đoạn này có thể rất nhạy cảm. Luôn nhớ rằng, không phải tất cả các khối u đều là bệnh ung thư.

Nếu bạn phát hiện bất cứ điều gì bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra vú ngay cả trong giai đoạn mang thai và cho con bú để đảm bảo loại trừ các nguy cơ hoặc vấn đề về vú.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh trĩ vòng: Tìm hiểu để phòng và điều trị hiệu quả

(39)
Một trong các dạng bệnh trĩ tiến triển đến mức độ nghiêm trọng đó là trĩ vòng. Tình trạng này gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh và phương ... [xem thêm]

Giảm nghẹt mũi: Thực hiện ngay 8 cách sau!

(69)
Nghẹt mũi khiến bạn khó chịu, nhất là khi nước mũi cứ chảy ra gây nhột hoặc đôi khi bạn không thở được do đường dẫn khí bị nghẹt. Nhiều người cho ... [xem thêm]

Các hoạt động thể chất thú vị dành cho bé

(49)
Trẻ em là độ tuổi mà việc luyện tập thể thao và vận động cơ thể đã trở thành một phần không thể thiếu. Nhằm hỗ trợ cho quá trình phát triển cơ ... [xem thêm]

Không có âm đạo

(76)
Tìm hiểu chungKhông có âm đạo là tình trạng gì?Không có âm đạo là tình trạng bé gái sinh ra mất âm đạo. Trong một số trường hợp, phần trên âm đạo vẫn ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh sởi

(48)
Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc đối phó với bệnh sởi. Nếu bạn đang không biết người bệnh sởi kiêng ăn gì và chế ... [xem thêm]

Mách bạn cách sống sót qua mùa nắng nóng

(44)
Thời tiết mùa nắng nóng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể. Hãy tham khảo các cách sau để chống chọi qua tiết trời oi bức này bạn nhé.Thời ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì về ăn vặt ở trẻ em?

(69)
Dù cho những bà mẹ vẫn thường hay căn dặn: “Con không được ăn trước bữa tối vì nó sẽ làm hư răng đấy!” thì nhiều bậc cha mẹ thỉnh thoảng vẫn ... [xem thêm]

Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide trong điều trị cao huyết áp

(33)
Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide được sử dụng trong điều trị cao huyết áp. Bạn cần lưu ý nhiều vấn đề để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả hơn.Nhận ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN