Bệnh sốt do virus: Những nguyên nhân và triệu chứng cần để ý

(4.03) - 70 đánh giá

Sốt do virus bao gồm nhiều bệnh truyền nhiễm do virus, thường có đặc điểm chung là gây tăng nhiệt độ cơ thể hơn mức bình thường. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp bạn nhanh chóng đưa ra biện pháp chữa trị bệnh.

Sốt do virus khá phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi do hệ miễn dịch của họ kém hơn người thường. Người mắc bệnh sẽ có các dấu hiệu như đau nhức cơ thể, phát ban trên da và đau đầu. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại thuốc và các bài thuốc gia đình có thể giúp chữa chứng bệnh này.

Nguyên nhân

Bệnh sốt do virus là căn bệnh truyền từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch trong cơ thể của người bệnh.

Khi người bệnh ho, hắt hơi, ngáp hay nói chuyện, họ sẽ phát tán các hạt chất lỏng chứa vi khuẩn bệnh từ cơ thể mình. Các loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn qua đường mũi hoặc đường miệng nếu bạn ở gần người bệnh. Thường bệnh sẽ bộc phát hoàn toàn sau 16–48 giờ tính từ thời điểm nhiễm bệnh.

Các triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh sốt do virus thường giống với các loại bệnh khác nên việc hiểu rõ để phân biệt là vô cùng cần thiết, từ đó mới có cách chữa trị kịp thời. Bạn cần chú ý khi:

  • Thường xuyên bị sốt cao một cách bất ngờ;
  • Bị sốt kèm với ớn lạnh;
  • Uống thuốc không hết sốt;
  • Bị sốt trong thời gian dài.

Các triệu chứng khác bao gồm đau nhức quanh khu vực khớp, nôn mửa, sưng vùng mặt và phát ban. Bạn nên đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào như trên.

Chẩn đoán của bác sĩ

Các bác sĩ thường sẽ nghe kỹ triệu chứng của bạn rồi mới đưa ra kết luận. Nhưng nhiều trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để loại trừ khả năng bạn đang mắc phải các loại bệnh khác như sốt xuất huyết, sốt rét, thương hàn, sốt chikungunya…

Bạn cũng sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu khi bác sĩ cần phân biệt rõ các loại sinh vật gây bệnh, nghĩa là phân biệt xem bạn bị sốt do vi khuẩn hay virus.

Điều trị bệnh sốt do virus

Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ và ăn các loại thức ăn nhẹ được làm nóng như súp cho đến khi cảm thấy khỏe hơn. Còn nếu bạn đang có những triệu chứng nặng như sốt cao, đau nhức cơ thể nhiều thì bạn nên đi khám bác sĩ để được cho thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Nhiều người có khuynh hướng tự uống các loại thuốc hạ sốt, giảm đau và kháng sinh khi bị bệnh, nhưng nếu chỉ sốt nhẹ thì bạn chưa cần dùng tới. Hơn nữa thuốc kháng sinh không thể trị được sốt virus, vì thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi trùng trong cơ thể chứ không thể diệt virus. Thế nên càng uống thuốc kháng sinh thì bạn sẽ càng bị chua bao tử và rối loạn dạ dày, còn các trường hợp nặng hơn có thể gây hại đến gan và thận.

Nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh sau khi chẩn đoán bạn bị sốt virus thì đó là để phòng trường hợp bạn mắc thêm các chứng bệnh khác trong quá trình điều trị. Khi uống thuốc theo toa, bạn nên uống hết thuốc kể cả khi đã cảm thấy khỏe hơn. Lý do là ngưng uống kháng sinh giữa chừng sẽ khiến cơ thể hình thành các loại vi khuẩn kháng kháng sinh. Điều này gây hại không chỉ cho bạn mà còn cho những người xung quanh có thể bị lây bệnh.

Khi đã nhiễm bệnh do virus, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra các kháng thể chống loại virus đó, vì thế không ai có thể tái nhiễm bệnh do cùng một loại virus gây ra. Các kháng thể này tiêu diệt virus trước khi cơ thể bị nhiễm bệnh lần nữa. Thế nên nếu bạn bị tái phát bệnh sốt virus thì có khả năng bạn đã bị nhiễm một loại virus khác.

Cuối cùng, bạn phải nhớ không nên phớt lờ bệnh sốt, không tự uống thuốc và phải đi khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng như sốt cao và ớn lạnh, sốt không giảm kể cả khi đã uống thuốc, sốt trong thời gian dài và sốt theo từng giai đoạn không liên tục.

Các bài thuốc gia đình

Các bài thuốc gia đình phổ biến có thể trị được sốt virus bao gồm:

  • Trà rau mùi
  • Nước cần tây sắc
  • Lá húng quế
  • Tinh bột gạo
  • Hỗn hợp gừng khô
  • Nước tỏi.

Cách ngừa bệnh

Người bị sốt nên chú ý hơn về vệ sinh cá nhân. Một số bước cơ bản để phòng ngừa các loại bệnh tương tự bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên
  • Tránh nơi đông người
  • Tránh dùng tay chạm mặt (miệng và mũi) trước khi rửa tay.

Khi đang bị cảm, sốt hoặc ho, bạn nên tránh nơi đông người đồng thời dùng khăn tay che miệng khi ho, hắt hơi hoặc ngáp. Những hành động này không chỉ giúp giảm lượng vi trùng/vi khuẩn bạn phát tán ra xung quanh mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc thêm các chứng bệnh khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tại sao Kim Thần Khang giúp loại bỏ căng thẳng kéo dài hiệu quả?

(11)
Căng thẳng kéo dài là chứng bệnh sinh ra do tổn thương tâm lý, khiến tâm trạng bị khủng hoảng. Ngày nay, Kim Thần Khang là giải pháp hàng đầu được nhiều ... [xem thêm]

[Dáng đẹp] Uống nước khổ qua có giảm cân không?

(39)
Tác dụng của khổ qua rất đa dạng, từ giúp giảm cholesterol tới giảm đường huyết, nên đây là nguyên liệu thường thấy trong các món ăn và đồ uống. Thế ... [xem thêm]

10 mẹo để đối phó với trẻ kén ăn

(63)
Có phải đứa trẻ chưa tới tuổi đến trường của bạn thường từ chối ăn bất mọi thứ trừ gà viên chiên giòn? Hay bé ham chơi đùa tới mức không thèm ăn? ... [xem thêm]

Trị rối loạn tăng động giảm chú ý bằng phương pháp mới

(54)
Liệu pháp hành vi có thể giúp giảm triệu chứng hiếu động thái quá và tăng khả năng tập trung ở trẻ đặc biệt khi kết hợp điều trị với thuốc.Rối ... [xem thêm]

10 cụm từ bố mẹ nên dùng khi con không nghe lời

(45)
Nhiều bố mẹ cảm giác khó chịu khi con không nghe lời, ngang bướng và thường dùng quyền uy ra lệnh bắt ép con thực hiện theo ý mình, từ đó làm rạn nứt ... [xem thêm]

Mối nguy từ việc trẻ thích xem quảng cáo

(12)
Nhiều bố mẹ Việt Nam có thói quen cho con xem các clip quảng cáo vui nhộn để con ngồi yên khi ăn hoặc để bạn rảnh rỗi làm việc khác. Thói quen này có thể ... [xem thêm]

Nâng mũi bằng chỉ và những cảnh báo

(57)
Xã hội càng tiên tiến, các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ cũng ngày càng đa dạng. Chị em phụ nữ nào cũng muốn mình sở hữu nhan sắc vừa đẹp lại vừa ... [xem thêm]

Công thức chế biến món ăn ngon-bổ-khỏe cho bé

(23)
Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể bạn. Do đó, nguyên liệu bạn sử dụng và cách bạn chế biến chúng có thể tạo ra nhiều sự thay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN