Bí quyết chăm sóc răng nướu để phòng bệnh nha chu

(4.29) - 80 đánh giá

Bệnh nướu răng (hay còn gọi là nha chu) là một dạng nhiễm trùng các mô bao quanh và nâng đỡ, hỗ trợ răng của bạn. Đây là nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn. Bệnh xuất hiện do mảng bám, các màng dính của vi khuẩn liên tục hình thành và bám chặt trên răng. Bởi vì bệnh nướu răng thường không đau, bạn có thể không biết mình đã mắc phải bệnh nướu răng.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nha chu là gì?

Ở giai đoạn đầu của bệnh, nướu răng của bạn sẽ dễ bị chảy máu, sưng đỏ khi đánh răng hoặc chà mạnh. Sau đó, vi khuẩn sẽ tấn công và bám sâu hơn xuống chân răng, đồng thời làm nướu bị tách rời chân răng. Do nướu răng bị tổn thương trầm trọng, mủ xuất hiện quanh cổ răng dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm (xương hàm bị thoái hoá), làm tổn thương toàn bộ các tổ chức xung quanh răng, phá hủy dây chằng và xương ổ răng, khiến nướu bị tụt. Khi xương ổ răng bị tiêu giảm, răng bạn trở nên lung lay và có thể bị rụng.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo có thể nướu răng của bạn đang có vấn đề:

  • Nướu chảy máu một cách dễ dàng;
  • Nướu đỏ và sưng;
  • Hôi miệng dai dẳng và miệng mất vị giác;
  • Nướu đã kéo ra khỏi răng;
  • Răng vĩnh viễn bị lỏng lẽo hoặc bị tách;
  • Răng không khít khi bạn cắn;
  • Thay đổi trong việc khít với răng giả.

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì khi bị bệnh nha chu?

Nếu bạn có bệnh nướu răng, bạn nên đi khám nha sĩ để đảm bảo rằng tình trạng răng miệng của bạn được điều trị chính xác và hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên đánh răng hai lần một ngày, làm sạch kẽ răng hàng ngày với chỉ nha khoa, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và lên lịch khám răng định kì thường để có nụ cười khỏe mạnh, đồng thời giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh nướu răng.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Hãy đến gặp nha sĩ nếu bạn nghi ngờ mình đang bị bệnh nha chu vì nếu phát hiện sớm, bệnh sẽ dễ chữa trị hơn. Giai đoạn đầu của bệnh nướu răng được gọi là viêm lợi.

Nếu bạn bị viêm lợi, nướu răng của bạn có thể trở nên đỏ, sưng và dễ chảy máu. Ở giai đoạn này, bệnh vẫn có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, bệnh nướu răng có thể điều trị thành công bằng cách vệ sinh răng tại phòng khám nha khoa đi kèm với việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

Làm thế nào để tránh bị bệnh nha chu?

Bạn có thể mắc bệnh nướu răng mà không có dấu hiệu cảnh báo nào cho đến khi bệnh trở nặng và khó trị. Đây là lý do tại sao khám nha khoa định kỳ và khám răng miệng rất quan trọng. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại bệnh và diễn tiến của bệnh. Chăm sóc răng miệng tại nhà là điều cần thiết để giúp cho bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn và hạn chế tái diễn.

Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, cần chắc chắn rằng những mảng bám hoàn toàn bị loại bỏ mỗi ngày bằng cách đánh răng. Đối với trẻ em, tốt nhất bạn nên chải răng cho trẻ ngay sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Hãy chú ý đến các triệu chứng của bệnh nướu răng ở trẻ sơ sinh để có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời.

Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ đi khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để kiểm tra các vấn đề răng miệng. Bạn cũng nên yêu cầu kiểm tra nướu răng cho trẻ mỗi khi đi khám răng và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

Ăn bưởi cũng là một biện pháp giúp ngừa bệnh nướu răng. Bưởi sẽ giúp tăng lượng vitamin C trong máu, tăng sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây bệnh nướu răng.

Bằng việc thực hiện các biện pháp vừa nêu trên, bạn có thể phòng ngừa được bệnh nha chu và giữ cho răng của bạn được tốt lâu dài. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Tìm hiểu thêm

Chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách nhận biết và điều trị viêm nướu răng tại nhà hiệu quả

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đột biến gen có thể dẫn đến đau nửa đầu

(75)
Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc chứng đau nửa đầu (thiên đầu thống, bệnh Migraine) do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và một trong số nguyên nhân ... [xem thêm]

Mẹ có biết cách dỗ bé nín khóc theo cung hoàng đạo?

(36)
Phải làm cha làm mẹ thì mới hiểu được việc nuôi con khó đến cỡ nào. Trẻ sơ sinh không thể sử dụng dụng ngôn ngữ để nói lên nhu cầu của mình. Do đó, ... [xem thêm]

Insulin dạng hít – phương pháp chữa trị tiểu đường mới

(71)
Insulin rất quen thuộc với những bệnh nhân tiểu đường. Hiện nay trên thị trường đã có mặt một loại insulin mới, được xem như là bước đột phá trong ... [xem thêm]

Lịch tập gym cho nữ tăng cân trong vòng 3 tháng

(13)
Bạn thường bị mọi người trêu là “bộ xương biết đi”? Thực tế, phụ nữ có vóc dáng quá gầy sẽ mất đi sức quyến rũ vì cả ba vòng đều… phẳng ... [xem thêm]

7 điều bí mật về tình dục nàng luôn muốn chàng biết (P1)

(45)
Trong vòng 10 năm trở lại đây, các ứng dụng hẹn hò trở nên ngày càng phổ biến, các nội dung khiêu dâm có phần linh động hơn và đồ chơi tình dục đã ... [xem thêm]

10 bí quyết trị môi khô nứt nẻ tại nhà

(95)
Một nụ cười dịu dàng luôn rất dễ chiếm được thiện cảm. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số bí quyết để nụ cười luôn rạng rỡ đồng thời ... [xem thêm]

Uống thuốc tránh thai giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng?

(54)
Là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn nếu bạn chưa bao giờ sinh con, sử dụng thuốc kích thích sinh sản ... [xem thêm]

Bí quyết lựa chọn mặt nạ dưỡng da phù hợp

(96)
Mặt nạ dưỡng da là một loại mỹ phẩm chăm sóc da vô cùng quen thuộc và không thể thiếu với phái đẹp. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN