Bổ sung magiê cho trẻ bằng cách tự nhiên

(3.72) - 39 đánh giá

Magiê là một khoáng chất rất quan trọng đối với các chức năng của cơ thể. Tuy hiện nay có các loại thuốc bổ sung lượng magiê nhưng vẫn có những cách khác để cơ thể trẻ hấp thu chất này một cách tự nhiên hơn.

Một chế độ dinh dưỡng tốt cho con luôn là mối quan tâm của các bậc phụ huynh. Tuy vậy, ít người biết được rằng, magiê thực sự cần thiết cho cơ thể.

Tại sao mọi người cần magiê?

Nếu tiêu thụ hàm lượng magiê ít hơn mức khuyến cáo có nhiều khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm, viêm nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Ngoài ra, lượng magiê thấp cũng là nguyên nhân gây ra chứng loãng xương.

Có một số bằng chứng cho thấy ăn thực phẩm chứa nhiều magiê và các khoáng chất khác có thể giúp kiểm soát huyết áp ở những người có tiền căn tăng huyết áp.

Đặc biệt, trẻ em cần magiê cho sự phát triển sức đề kháng, trí não, xương và các cơ.

Trẻ có thể hấp thu được magiê tự nhiên từ thực phẩm không?

Câu trả lời là có. Nguồn thực phẩm tự nhiên chứa magiê bao gồm:

  • Rau củ có màu xanh, rau có lá như rau bina ;
  • Quả hạch;
  • Các loại đâu, đậu Hà Lan, và đậu nành;
  • Ngũ cốc nguyên hạt;
  • Các loại hạt như: hạt hạnh nhân hay hạt điều;
  • Các loại cá, đặc biệt là cá bơn.

Ăn các loại thực phẩm tươi luôn luôn là tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến cần chú ý cẩn thận vì magiê có thể bị mất trong quá trình sơ chế và nấu nướng.

Trẻ cần bao nhiêu magiê mỗi ngày?

Đối với trẻ em ở từng độ tuổi khác nhau, lượng magiê cần thiết cũng không giống nhau:

  • 1-3 tuổi: 80mg/ngày;
  • 4-8 tuổi: 130mg/ngày
  • 9-13 tuổi: 240mg/ngày.

Việc hấp thu thiếu hụt hàm lượng magiê là không nên. Nhưng nếu bạn bổ sung lượng magiê từ thực phẩm cao hơn cần thiết cho cơ thể trẻ thì cũng không có gì phải lo lắng cả, điều này vẫn an toàn cho sức khoẻ của bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trắc nghiệm: bạn đã hiểu rõ bệnh tăng huyết áp chưa?

(20)
Bệnh tăng huyết áp là một tình trạng sức khỏe có thể xảy ra với bất cứ ai. Tuy nhiên, không mấy người hiểu rõ sự nguy hiểm mà căn bệnh này đem ... [xem thêm]

Những sai lầm trong điều trị cơ xương khớp

(98)
Nhiều bệnh nhân mắc phải sai lầm trong điều trị cơ xương khớp như không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ mà tự làm theo cách của mình. Điều này ... [xem thêm]

Rễ cam thảo: Hãy cẩn thận khi sử dụng!

(68)
Rễ cam thảo thường được dùng để chống nhiễm trùng da, chữa sâu răng, ngừa viêm họng… Mặc dù có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, song loại thảo dược ... [xem thêm]

Giả suy cận giáp

(83)
Giả suy cận giáp là thuật ngữ mô tả một rối loạn di truyền khiến cơ thể không đáp ứng với hormone tuyến cận giáp. Nếu như trong bệnh lý suy cận giáp, ... [xem thêm]

Tác hại không ngờ từ việc uống sữa đậu nành quá nhiều

(12)
Sữa đậu nành có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cái gì hấp thu nhiều quá cũng không tốt và các thực phẩm từ đậu nành cũng vậy.Các nghiên ... [xem thêm]

Hoang tưởng, tâm thần phân liệt và những điều bạn cần biết

(78)
Một người mắc bệnh tâm thần phân liệt có xu hướng gặp ảo tưởng. Tình trạng này kéo dài có thể phát triển thành chứng hoang tưởng. Những ảo tưởng ... [xem thêm]

Để phòng đột tử, bạn cần biết tư thế ngủ an toàn cho bé

(68)
Nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng luôn là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình huống này, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ... [xem thêm]

Thế giới trong mắt trẻ nhỏ khác biệt như thế nào so với người lớn?

(96)
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trẻ nhỏ luôn có những câu nói khiến người lớn phải ngạc nhiên. Có thể nói thế giới trong mắt trẻ nhỏ thật nhiều màu hồng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN