Tìm hiểu hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

(4.11) - 71 đánh giá

Bên cạnh rối loạn tiêu hoá, nhiều trẻ còn mắc phải hội chứng ruột kích thích. Bố mẹ hãy đọc bài viết này để cùng tìm ra giải pháp nếu con bạn gặp phải căn bệnh này nhé.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là một vấn đề khá phổ biến ở ruột già. Ruột già (còn được gọi là đại tràng) hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ một phần thức ăn được tiêu hóa từ ruột non. Bất cứ thứ gì mà không được hấp thụ sẽ từ từ di chuyển ra khỏi cơ thể bạn. Những thức ăn không được hấp thu được gọi là phân (hoặc chất thải).

Để lưu thông chất dinh dưỡng trong ruột, các cơ bắp ở đại tràng và phần còn lại của cơ thể phải làm việc cùng nhau. Nếu quá trình này bị gián đoạn bởi một vấn đề nào đó, chất dinh dưỡng trong ruột kết không thể di chuyển một cách thuận lợi, chúng sẽ bị tắc nghẽn hoặc đôi khi di chuyển quá nhanh. Điều này có thể làm cho trẻ bị đau và cảm thấy tồi tệ. Các bác sĩ cũng cho rằng cơ quan ruột của những người mắc hội chứng ruột kích thích nhạy cảm hơn. Vì vậy, những gì có thể gây ra một chút khó chịu ở người bình thường thì sẽ gây ra cơn đau nghiêm trọng đối với người mắc hội chứng ruột kích thích.

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là gì?

Tất cả các trẻ em đều bị đau bụng thường xuyên và hầu hết sẽ bị táo bón (phân cứng và rất khó đi) hoặc tiêu chảy (phân lỏng và chảy nước). Một đứa trẻ mắc hội chứng ruột kích thích đôi khi có thể cảm thấy như mình không thể ngừng đi toilet. Ngược lại, một số trẻ khác lại cảm thấy đầy hơi, phân có thể mắc kẹt bên trong và làm con bạn khó chịu. Tham khảo thêm thông tin tại bài viết “8 dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích“

Tại sao trẻ em lại mắc hội chứng ruột kích thích?

Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được các nhà khoa học tìm thấy, mặc dù nó có xu hướng di truyền trong gia đình.

Tuy nhiên, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến trẻ em mắc hội chứng ruột kích thích. Căng thẳng làm tăng tốc độ của ruột già và làm chậm tốc độ dạ dày của trẻ. Trẻ cảm thấy căng thẳng cũng có thể kích thích bệnh, chẳng hạn như con của bạn có một kì thi rất quan trọng vào ngày mai và chúng thực sự lo lắng về điều đó. Một ví dụ khác là một đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ của mình cãi nhau và bắt đầu cảm thấy lo lắng.

Những gì mà trẻ ăn cũng có thể là chất kích thích bệnh, nhưng nó có thể khác nhau đối với từng đứa trẻ. Ví dụ, một chế độ ăn giàu chất béo có thể ảnh hưởng xấu đến một số trẻ em. Thức uống có nhiều đường có thể gây tiêu chảy ở những trẻ em khác. Ăn nhiều thức ăn cay hay ăn quá nhiều thức ăn cũng gây ra hội chứng ruột kích thích. Nếu trẻ mắc hội chứng ruột kích thích, bố mẹ hãy hạn chế trẻ ăn những loại thực phẩm này nhé.

Bố mẹ làm thế nào để giúp trẻ điều trị hội chứng ruột kích thích?

Nếu trẻ bị nặng, bác sĩ có thể cho con uống một số loại thuốc để giảm đau, cũng như giúp điều trị đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.

Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất đối với một đứa trẻ là con hãy cố gắng tìm hiểu những hành động có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn và tránh những điều đó.

Cho con viết nhật kí về những gì mình đã ăn hàng ngày là một cách để hạn chế hội chứng ruột kích thích. Trẻ em cũng có thể viết ra những điều khi chúng đang cảm thấy đặc biệt lo lắng, như trước một kỳ thi lớn, để xem nó có làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn không.

Mặc dù thức ăn gây ra hội chứng ruột kích thích của mỗi đứa trẻ có thể khác nhau một chút, nhưng dưới đây là món ăn hoặc cách ăn phổ biến nhất là “thủ phạm” gây bệnh:

  • Trẻ thường ăn quá no, quá nhiều;
  • Trẻ thường ăn thực phẩm cay;
  • Trẻ thường thích những thực phẩm giàu chất béo;
  • Trẻ thường ăn sô-cô-la;
  • Một số sản phẩm từ sữa như kem hoặc pho mát.

Ngoài ra, những món con bạn không ăn cũng có thể dẫn đến các triệu chứng hội chứng ruột kích thích gồm trái cây, rau quả, thực phẩm nhiều chất xơ như đậu và bắp nổ. Đây là các món có thể giúp giữ cho ruột hoạt động đúng cách. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 mẹo “giải độc” cho cơ thể đơn giản bất ngờ

(84)
Xã hội phát triển kéo theo hàng loạt phát minh khoa học nhằm phục vụ cho lợi ích cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng cũng khiến cho cơ thể chúng ta ngày ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và tình dục: Những thắc mắc khó tỏ bày

(37)
Khi mắc phải căn bệnh tiểu đường, hẳn chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể trạng và tinh thần của bạn, đặc biệt là tình dục. Hello Bacsi sẽ giải ... [xem thêm]

10 sự thật về mãn kinh mọi phụ nữ cần biết

(42)
Những sự thật về mãn kinh có thể làm bạn ngạc nhiên khi bước qua độ tuổi 50. Hiểu một cách nôm na, thời điểm đánh dấu bạn chính thức bước vào giai ... [xem thêm]

Đau đầu khi có kinh nguyệt: Liệu có đáng lo?

(25)
Cơn đau đầu khi có kinh nguyệt thường khiến bạn chẳng còn động lực để làm gì và chỉ muốn nằm ườn trên giường say giấc nồng. Vậy cơn đau đầu khi ... [xem thêm]

Đàn ông khóc cũng không sao mà!

(53)
Khi đàn ông khóc, đây có thể là biểu hiện của nỗi đau quá lớn hoặc niềm vui quá bất ngờ. Vậy thì nước mắt đàn ông có ảnh hưởng đến nam tính?Nước ... [xem thêm]

Ngày đầu tiên sau sinh của bé sẽ như thế nào?

(29)
Bạn sắp đến ngày vượt cạn và đang thắc mắc về ngày đầu tiên sau sinh của bé sẽ diễn ra như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc ... [xem thêm]

7 bài tập giúp giảm đau nhức khớp tay

(44)
Đau nhức khớp tay được xem là trở ngại lớn đối với hầu hết người bệnh. Ngoài việc dùng thuốc, thực hiện các động tác đơn giản tại nhà cũng giúp ... [xem thêm]

9 cách giảm đường huyết khi mang thai

(20)
Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý về dinh dưỡng, tập luyện. Đặc biệt, với người bị tiểu đường thai kỳ, cần biết cách giảm đường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN