Cám gạo

(3.54) - 70 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của cám gạo là gì?

Cám gạo được sử dụng để:

  • Điều trị tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao, nghiện rượu, béo phì và AIDS
  • Phòng ngừa ung thư dạ dày và ruột kết
  • Phòng bệnh tim và mạch máu (tim mạch)
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Tăng năng lượng và cải thiện hoạt động thể thao
  • Cải thiện chức năng gan
  • Là một chất chống oxy hóa

Dầu cám gạo cũng được sử dụng để điều trị cholesterol cao.

Một số người sử dụng cám gạo trực tiếp lên da để trị chàm (eczema).

Cơ chế hoạt động của cám gạo là gì?

Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về cơ chế hoạt động của cám gạo. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin. Tuy nhiên, cám gạo có thể làm giảm cholesterol vì dầu cám gạo có chứa chất giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol. Bên cạnh đó, một số chất trong cám gạo giúp cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi, từ đó sẽ giảm nguy cơ hình thành một số loại sỏi thận.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho cám gạo là gì?

Để giảm cholesterol cao: bạn dùng 12-84g cám gạo/ngày hoặc 4,8g dầu cám gạo/ngày.

Để giảm nguy cơ bị sỏi thận: bạn dùng 10g cám gạo, 2 lần/ngày trong 3-5 năm.

Liều dùng của cám gạo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cám gạo là gì?

Cám gạo có các dạng sau:

  • Cám gạo thô
  • Phức hợp cám gạo nguyên chất ổn định
  • Dầu cám gạo, dầu cám gạo đóng gói

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cám gạo?

Trong những tuần đầu, việc sử dụng nhiều cám gạo sẽ khiến bạn đi tiêu không chủ ý, có khí ga trong ruột và dạ dày không thoải mái. Bên cạnh đó, tắm với cám gạo có thể gây ngứa và đỏ da.

Đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cám gạo, bạn nên lưu ý những gì?

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cám gạo hay thảo dược khác
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng)
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các tình trạng sức khỏe
  • Bạn bị dị ứng, như dị ứng thức ăn, động vật…

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cám gạo với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cám gạo như thế nào?

Cám gạo có thể an toàn khi được uống.

Phụ nữ có thai và cho con bú: Cám gạo rất an toàn với lượng có trong thực phẩm, nhưng không có đủ thông tin để biết liệu nó có an toàn với lượng lớn hơn được sử dụng làm thuốc hay không.

Các tình trạng sức khỏe về tiêu hóa: Không sử dụng cám gạo nếu bạn có vấn đề về đường tiêu hóa như loét đường ruột, dính ruột, các tình trạng gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa, tiêu hóa chậm hoặc các rối loạn dạ dày/ruột khác. Chất xơ trong gạo có thể làm tắc nghẽn đường tiêu hóa của bạn.

Nuốt: Sử dụng cám gạo cẩn thận nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt. Chất xơ chứa trong nó có thể gây nghẹn.

Tương tác

Cám gạo có thể tương tác với những yếu tố nào?

Cám gạo có thể tương tác với thuốc hiện tại của bạn hoặc tình trạng sức khỏe. Tham khảo ý kiến lương y hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc uống có thể tương tác với cám gạo. Cám gạo chứa một lượng lớn chất xơ. Chất xơ có thể làm giảm lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ. Uống cám gạo cùng với thuốc khác có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Để ngăn ngừa sự tương tác này, hãy dùng cám gạo ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Elderberry là thảo dược gì?

(62)
Tên thông thường: arbre de judas, baccae, baises de sureau, black-berried alder, black elder, black elderberry, boor tree, bountry, elder, elderberryTên khoa học: Sambucus NigraTác ... [xem thêm]

Nụ vàng là thảo dược gì?

(68)
Tên thông thường: nụ vàngTên khoa học: trollius europaeusTìm hiểu chungNụ vàng dùng để làm gì?Nụ vàng là một loại thảo mộc, toàn bộ cây nụ vàng tươi ... [xem thêm]

Choline

(88)
Tác dụngCholine dùng để làm gì?Choline thường được sử dụng điều trị các trường hợp sau:Bệnh gan, bao gồm viêm gan mạn tính và xơ ganPhiền muộnMất trí ... [xem thêm]

Dược liệu hoài sơn có công dụng gì?

(14)
Tên thường gọi: Hoài sơn, củ màiTên gọi khác: Khoai mài, sơn dược, chính hoàiTên nước ngoài: Chinese YamTên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burk.Họ: Củ nâu ... [xem thêm]

Bưởi chùm là thảo dược gì?

(25)
Tên thông thường: Agrume, Bioflavonoid Complex, Bioflavonoid Concentrate, Bioflavonoid Extract, Bioflavonoids, Bioflavonoïdes, Bioflavonoïdes d’Agrumes, Citrus, Citrus Bioflavones, Citrus ... [xem thêm]

Osha là thảo dược gì?

(76)
Tên khoa học: Ligusticum porteriTìm hiểu chungOsha dùng để làm gì?Osha được sử dụng để điều trị:Viêm họngViêm phế quảnHoCảm lạnh thông thườngCúmCúm ... [xem thêm]

Hạt cola là thảo dược gì?

(67)
Tên thông thường: Arbre à Cola, Arbre à Kola, Bissey Nut, Bissy Nut, Cola acuminata, Cola nitida, Guru Nut, Gworo, Kola Nut, Kolatier, Noix de Cola, Noix de Gourou, Noix de Kola, Noix du ... [xem thêm]

Củ maca là thảo dược gì?

(55)
Tên thông thường: Ayak Chichira, Ayuk Willku, Ginseng Andin, Ginseng Péruvien, Lepidium meyenii, Lepidium peruvianum, Maca Maca, Maca Péruvien, Maino, Maka, Peruvian Ginseng, Peruvian ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN