Carnitine

(4.37) - 38 đánh giá

Tìm hiểu chung

Carnitine dùng để làm gì?

Carnitine dùng cho chứng đau thắt ngực, co thắt tim, bệnh Alzheimer và giúp tăng lực, cải thiện hoạt động hằng ngày.

Carnitine có hai loại bao gồm:

  • L-canitine được dùng để bổ sung carnitine và chữa các chứng bệnh do thiếu carnitine trong cơ thể.
  • D,L-carnitine có thể làm cho L-carnitine mất tác dụng và làm cho cơ thể thiếu carnitine.

L-carnitine có thể dùng để chống và chữa các bệnh về thận. Thuốc này được dùng cho những người thiếu carnitine trong cơ thể. Việc thiếu carnitine có thể làm cho thận, tim và cơ bắp bạn khó thực hiện chức năng.

Cơ chế hoạt động của carnitine là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy L-carnitine cung cấp năng lượng cho cơ thể và rất cần cho hoạt động của tim, phổi và cơ bắp, cũng như nhiều hoạt động khác của cơ thể.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của carnitine là gì?

Liều lượng thuốc cho người lớn sẽ tùy vào dạng bào chế của thuốc:

  • Thuốc viên: dùng 990 mg từ 2-3 lần/ngày;
  • Thuốc si-rô: dùng 1-3 g/ngày. Bạn nên bắt đầu với liều 1 g trước và chia nhỏ liều lượng ra suốt cả ngày;
  • Thuốc tiêm: tiêm hoặc truyền 50 mg/kg. Bạn nên được bác sĩ theo dõi quá trình tiêm, truyền thuốc này.

Liều dùng của carnitine có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Carnitine có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của carnitine là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Thuốc viên;
  • Thuốc nang;
  • Dung dịch;
  • Bột.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng carnitine?

Carnitine có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Triệu chứng bệnh nhược cơ;
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu cháy, đau bụng;
  • Làm cho nước tiểu, hơi thở và mồ hôi có mùi tanh.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng carnitine bạn nên biết những gì?

Bạn cần theo dõi hoạt động của tim nếu bạn muốn dùng thuốc cho bệnh co thắt ngực, nhược cơ và suy tim. Ngoài ra, theo dõi tình trạng tinh thần của bạn khi dùng carnitine.

Bạn cần lưu trữ carnitine ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mạnh.

Bạn nên dùng thuốc trong hoặc sau khi ăn. Nếu bạn dùng thuốc ở dạng lỏng, bạn nên uống thuốc từ từ và pha loãng thuốc với nước.

Những quy định cho carnitine ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng carnitine nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của carnitine như thế nào?

Hiện chưa có đủ thông tin về độ an toàn của carnitine đối với phụ nữ mang thai. Đối với phụ nữ đang cho con bú, thuốc có thể an toàn nếu sử dụng với liều lượng nhỏ. Trong thực tế, các sữa cho trẻ em có một lượng carnitine nhỏ và chưa có trường hợp nào có tác dụng phụ.

Carnitine có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng carnitine.

L-carnitine sẽ làm cho tác dụng đông máu của thuốc acenocoumarol (Sintrom) và warfarin (Coumadin) hiệu quả hơn.

L-carnitine có thể ức chế hoạt động của tuyến giáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Umckaloabo là thảo dược gì?

(45)
Tên thông thường: African Geranium, EPs 7630, Geranien, Geranio Sudafricano, Geranium, Géranium d’Afrique, Géranium d’Afrique du Sud, Géranium du Cap, Geranium Root, Ikhubalo, Icwayiba, ... [xem thêm]

Cải xoăn và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

(38)
Cải xoăn được mệnh danh là một trong những “siêu thực phẩm” lành mạnh nhất hành tinh với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.Cải xoăn (tiếng anh ... [xem thêm]

Dâu Lingon là thảo dược gì?

(28)
Tên thông thường: Cowberry, Dry Ground Cranberry, Foxberry, Lingen, Lingenberry, Lingon, Lingonberry,…Tên khoa học : Vaccinium vitis-idaea EricaceaeTìm hiểu chungDâu Lingon dùng để ... [xem thêm]

Creatine

(25)
Tìm hiểu chungCreatine dùng để làm gì?Creatine là một chất hóa học nhân tạo thường được tìm thấy trong cơ thể người cũng như thịt và cá. Hầu hết chất ... [xem thêm]

Mật ong manuka: Nguồn dinh dưỡng quý giá không thể bỏ qua

(21)
Khác với những loại mật ong thông thường, mật ong manuka sở hữu khá nhiều đặc tính nổi bật, chẳng hạn như ngăn ngừa sâu răng, trị viêm loét và nhiều ... [xem thêm]

Omega 6

(51)
Tên thông thường: Acides Gras Essentiels N-6, Acides Gras Oméga-6, Acides Gras Omégas 6, Acides Gras Polyinsaturés, Acidos Grasos Omega 6, AGE, AGPI, Huiles d’Oméga 6, N-6, N-6 EFAs, N-6 ... [xem thêm]

Tác dụng của hoa quỳnh mà bạn chưa biết

(31)
Tên gốc: Hoa quỳnhTên gọi khác: Hoa quỳnh hươngTên khoa học: Selenicereus grandiflorus, Cactus grandiflorusTên tiếng Anh: Night Blooming CereusTìm hiểu chung về hoa ... [xem thêm]

Common stonecrop

(55)
Tìm hiểu chungCommon stonecrop dùng để làm gì?Cây common stonecrop là một loại thảo mộc. Các bộ phận của cây phát triển trên mặt đất được sử dụng để ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN