Cây trinh nữ

(4.06) - 88 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cây trinh nữ dùng để làm gì?

Cây trinh nữ đôi khi được gọi là “thảo mộc của phụ nữ.” Thuốc được sử dụng để điều tiết kinh nguyệt, giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị các nốt sần ngực, vô sinh, ngừa sẩy thai ở phụ nữ có nồng độ progesterone thấp, kiểm soát chảy máu và giúp cơ thể người mẹ đẩy thai sau ra khi sinh con, cũng như tăng sữa mẹ.

Một số đàn ông dùng cây trinh nữ để tăng nước tiểu, để điều trị u xơ tuyến tiền liệt và làm giảm ham muốn tình dục.

Cây trinh nữ cũng được dùng để chữa mụn trứng cá, bồn chồn, mất trí nhớ, cảm lạnh, đau bụng, rối loạn lá lách, đau đầu, đau nửa đầu, đau mắt, viêm cơ và sưng tấy.

Một số người đắp cây trinh nữ lên da để diệt ký sinh trùng và ngăn ngừa côn trùng đốt.

Cơ chế hoạt động của cây trinh nữ là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu xác nhận khả năng ức chế bài tiết prolactin. Những nghiên cứu này cho rằng cây trinh nữ có thể có tác dụng với tất cả các bệnh về kinh nguyệt. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây trinh nữ làm giảm đáng kể các triệu chứng chứng tiền kinh nguyệt.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây trinh nữ là gì?

Bạn có thể dùng chiết xuất từ quả cây trinh nữ từ là 20 – 40 mg/ngày. Liều dùng của cây trinh nữ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây trinh nữ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây trinh nữ là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Chiết xuất dung dịch cồn;
  • Chiết xuất dạng lỏng;
  • Chiết xuất dạng chất rắn;
  • Viên nang;
  • Bột;
  • Trà;
  • Rượu thuốc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây trinh nữ?

Cây trinh nữ khá an toàn. Thuốc chỉ có thể gây tác dụng phụ nhẹ nhưng tương dối dễ điều trị bao gồm gây ngứa, phát ban, đau đầu, mệt mỏi, mụn trứng cá và rối loạn kinh nguyệt.

Một số phụ nữ nhận thấy sự thay đổi trong điều tiết kinh nguyệt khi họ bắt đầu dùng cây trinh nữ.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng cây trinh nữ bạn nên biết những gì?

Lưu trữ cây tirnh nữ ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt và độ ẩm.

Có rất ít nghiên cứu khoa học xác nhận bất kỳ khả năng chữa bệnh của cây trinh nữ.

Bạn nên theo dõi kinh nguyệt khi dùng cây trinh nữ.

Những quy định cho cây trinh nữ ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây trinh nữ nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây trinh nữ như thế nào?

Đừng dùng cây trinh nữ cho trẻ em. Sử dụng cây trinh nữ trong khi mang thai hoặc cho con bú có thể là không an toàn vì thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hormone.

Cây trinh nữ có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây trinh nữ.

Cây trinh nữ có thể ảnh hưởng đến các thuốc chống rối loạn thần kinh và thuốc tăng huyết áp.

Dùng cây trinh nữ có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.

Cây trinh nữ còn có thể làm giảm prolactin huyết thanh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thảo dược black alder

(45)
Tên thông thường: Aliso Negro, Alnus barbata, Alnus glutinosa, Aulne Glutineux, Aulne Rouge, Aune, Aunette, Betula Alnus, Betula glutinosa, Common Alder, English Alder, European Alder, European ... [xem thêm]

Xương rồng lê gai là thảo dược gì?

(62)
Tên gốc: Xương rồng lê gaiTên gọi khác: Cây lưỡi longTên khoa học: Họ OpuntiaTên tiếng Anh: Prickly Pear CactusTổng quanTìm hiểu chungXương rồng lê gai đang là ... [xem thêm]

Rùm nao là thảo dược gì?

(32)
Tên thông thường: Rùm nao, cánh kiếnTên khoa học : Mallotus philippinensisTìm hiểu chungRùm nao dùng để làm gì?Người ta dùng rùm nao để loại bỏ sán xơ mít trong ... [xem thêm]

Dược liệu Ma hoàng có công dụng gì?

(34)
Tên thường gọi: Ma hoàngTên gọi khác: Thảo ma hoàng, xuyên ma hoàng, sơn ma hoàng, mộc tặc ma hoàng, mộc ma hoàngTên khoa học: Ephedra sinica Stapf.Họ: Ma hoàng ... [xem thêm]

Nghệ tây là thảo dược gì?

(47)
Tên khoa học: Colchicum autumnaleTìm hiểu chungNghệ tây dùng để làm gì?Hạt giống, thân và hoa nghệ tây được sử dụng để làm thuốc.Mặc dù có những mối quan ... [xem thêm]

Kim đồng vàng là thảo dược gì?

(93)
Tên thông thường: kim đồng vàngTên khoa học: galphimia speciosaTìm hiểu chungKim đồng vàng dùng để làm gì?Kim đồng vàng là một loại cây bụi thường xanh nhỏ ... [xem thêm]

A ngùy là thảo dược gì?

(80)
Tên thông thường: A Wei, Asafétida, Ase Fétide, Assant, Crotte du Diable, Devil’s Dung, Ferula Asafoetida, Ferula Assa Foetida, Ferula assa-foetida, Ferula foetida, Ferula pseudalliaceaTên ... [xem thêm]

Cocillana là thảo dược gì?

(41)
Tìm hiểu chungCocillana dùng để làm gì?Cocillana là một loại thảo mộc. Vỏ cây được sử dụng để làm thuốc. Cocillana là một thành phần trong một số loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN