Chế độ ăn kiêng gluten và casein cho bé tự kỷ

(4.02) - 47 đánh giá

Chế độ ăn kiêng gluten, không casein là chế độ ăn riêng biệt dành cho các bé bị tự kỷ, giúp bệnh được cải thiện phần nào.

Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những phương pháp được nhiều bố mẹ sử dụng để giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh tự kỷ. Chế độ ăn bao gồm thực phẩm không chứa gluten, không chứa casein, được gọi là chế độ ăn GFCF (gluten-free, casein-free diet). Nhiều bậc phụ huynh tin rằng chế độ ăn GFCF giúp giảm các triệu chứng của chứng tự kỷ. Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nhé!

Loại thức ăn nào chứa gluten?

Gluten là một hỗn hợp các loại protein khác nhau được tìm thấy trong hạt giống của vài loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì. Gluten là chất tạo hình cho các sản phẩm khô (bánh ngọt, bánh). Có rất nhiều các loại thực phẩm chứa gluten nên khá khó để tìm mua. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng, đặc biệt là cửa hàng bán các thực phẩm thiên nhiên, bày bán nhiều thực phẩm không chứa gluten.

Dẫu sao thì bạn vẫn nên đọc nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm để biết liệu các chất phụ gia thêm vào có chứa gluten hay không. Khi cho trẻ tự kỷ theo chế độ ăn không gluten thì bé không thể ăn được hầu hết bánh mì và các sản phẩm hạt ngũ cốc. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải bổ sung đủ chất khoáng, vitamin, thực phẩm giàu chất xơ cho bé để bù đắp vào sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng.

Thực phẩm nào chứa casein?

Casein là một loại protein được tìm thấy trong các sản phẩm bơ sữa hoặc các thực phẩm khác có chứa bơ sữa hay lactose. Ngay cả những thực phẩm được tuyên bố là không chứa bơ sữa hay không có lactose thì vẫn có thể chứa casein. Có rất nhiều loại sản phẩm từ đậu nành và các sản phẩm sữa giả có chứa casein, bạn nên đọc kỹ nhãn sản phẩm nếu đang thực hiện chế độ ăn không casein.

Chế độ ăn chữa chứng tự kỷ GFCF hạn chế các sản phẩm từ sữa, bạn nên xây dựng một chế độ ăn giàu can-xi và vitamin D cho bé. Cả hai chất dinh dưỡng này đều cần thiết để xương và răng chắc khỏe. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thực phẩm bổ sung hay nên bổ sung thêm thực phẩm như thế nào vào chế độ ăn của bé để tránh sự thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Bí quyết ăn uống tuân theo chế độ ăn không gluten, không casein

Có rất nhiều nơi chuyên cung cấp các thực phẩm dành cho người ăn theo chế độ GFCF. Bố mẹ cũng có thể chế biến các thực phẩm tuân theo chế độ GFCF theo số lượng nhiều và lưu trữ trong tủ lạnh để dành cho các bữa ăn tiếp theo của bé.

Trước khi chuyển sang thực hiện theo chế độ ăn GFCF, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể chỉ cho bạn xây dựng chế độ ăn GFCF và giúp điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với nhu cầu sức khỏe và sở thích ăn uống của bé.

Ngoài ra, trước khi áp dụng chế độ ăn không gluten, không casein, bạn nên cẩn thận với các nguồn gluten ẩn. Gluten có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm chiên làm bằng bột mì, ngay cả trong mỹ phẩm. Tất cả các thực phẩm như trái cây, rau củ và các loại quả hạt đều an toàn cho bé. Bạn không nên sử dụng những hỗn hợp đóng gói vì có thể có chứa một lượng gluten mà không được liệt kê trên nhãn sản phẩm.

Một số nhà hàng được xếp loại và mục thân thiện với GFCF. Bạn có thể yêu cầu người quản lý hoặc phục vụ cho xem danh sách các thành phần được sử dụng để chế biến, đảm bảo món ăn phải thực sự không có chứa gluten hay casein. Những nhà hàng chay thường quen với việc phục vụ chế độ ăn đặc biệt và sẵn sàng chuẩn bị các món ăn tuân theo chế độ GFCF nghiêm ngặt.

Trẻ em mắc hội chứng tự kỷ cần nhiều sự quan tâm của bố mẹ, chế độ ăn cũng rất quan trọng trong việc điều trị cho bé thoát khỏi tình trạng tự kỷ. Một điều quan trọng là trước khi cho bé ăn theo bất kỳ chế độ ăn nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Biến chứng COPD: Những nguy hiểm khó lường và cách phòng ngừa

(50)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý ở phổi có thể tiến triển nặng theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng ... [xem thêm]

Cách chữa nám da cho mẹ bầu, khó hay dễ?

(81)
Nám da là tình trạng xuất hiện những vùng tối màu trên da, khoảng 50-75% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này. Vậy có cách chữa nám da ở mẹ bầu như ... [xem thêm]

Tâm lý của bệnh nhân ung thư sẽ như thế nào khi biết mình mắc bệnh?

(42)
“Ung thư” chỉ có 2 từ đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến một người bị chẩn đoán mắc bệnh này. Nếu bác sĩ chẩn đoán một người bị ... [xem thêm]

Điều trị thiếu máu cơ tim không hề khó

(88)
Điều trị thiếu máu cơ tim là một quá trình dài, nên bệnh nhân cần kiên nhẫn và tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ.Thiếu máu cơ tim còn có tên gọi ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh đái dầm

(14)
Hầu như trẻ con đều mắc bệnh đái dầm trước tuổi đi mẫu giáo. Có nhiều bố mẹ đã rất khổ sổ khi con mắc phải chứng bệnh này. Nhưng, bạn biết ... [xem thêm]

Nhận biết dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em

(53)
Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả trẻ nhỏ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em sẽ giúp ... [xem thêm]

Tinh hoàn ẩn

(21)
Tìm hiểu chungTinh hoàn ẩn là bệnh gì?Tinh hoàn ẩn là một bệnh lý trong đó một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu trước khi được sinh ra.Trong ... [xem thêm]

Bạn cần chuẩn bị gì để đạp xe đúng cách?

(54)
Đạp xe là một hoạt động thể thao hết sức đơn giản và hầu như ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, để đạp xe đúng cách nhằm tăng cường hiệu quả ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN