Chế độ ăn uống để bé có cân nặng đúng chuẩn

(4.23) - 73 đánh giá

Hạn chế calo và tập thể dục không phải là giải pháp hợp lý để tạo ra cân nặng đúng chuẩn cho bé. Hãy giúp bé thêm khỏe mạnh bằng cách tạo dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Trong thực tế, việc hạn chế calo cho một đứa trẻ đang phát triển có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe của trẻ. Bạn không nên làm điều này, trừ khi được bác sĩ nhi khoa khuyến cáo và có sự giám sát của các chuyên gia.

Vậy bạn cần phải làm những gì? Một chế độ dinh dưỡng tốt chính là nền tảng để có sức khỏe tốt. Thay vì bận tâm lo lắng cho bé giảm cân, bạn nên tập trung vào việc xây dựng một lối sống lành mạnh cho tất cả mọi người trong gia đình. Hãy xây dựng bữa ăn cho gia đình bạn: ba bữa ăn chính và hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Nếu bạn đang muốn giảm thiểu đồ ăn vặt trong chế độ ăn uống của gia đình, hãy loại bỏ các đồ uống có đường như nước ngọt và chú ý đến quy mô bữa ăn, đồng thời kết hợp với tập thể dục, khi ấy cân nặng của con bạn sẽ sớm đạt được mức trọng lượng lý tưởng.

Những thực phẩm con bạn nên ăn

Khi chuẩn bị thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, bạn có thể chuẩn bị bữa ăn gia đình thông qua các lựa chọn như:

  • Trái cây và rau quả tươi
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì
  • Các sản phẩm ít hoặc không có chất béo như sữa không béo, sữa chua, phô mai
  • Thịt nạc và thịt bỏ phần da bao gồm thịt gà, gà tây, cá và bánh mì kẹp thịt.

Các vấn đề về dinh dưỡng tốt thực ra không quá phức tạp. Khẩu phần ăn ở độ tuổi này nên ít hơn so với phần ăn dành cho người lớn. Khi bạn là người nấu ăn, hãy chọn các phương pháp nấu ăn tạo ra ít chất béo nhất như nướng, quay và hấp.

Vai trò của cha mẹ trong việc xây dựng chế độ ăn cho bé

Vào độ tuổi 5 đến 10 tuổi, có rất nhiều trở ngại ngăn cản gia đình của bạn ăn uống đúng cách. Vào buổi sáng, khi bạn đang vội vã chuẩn bị đưa con đến trường, liệu bé có đủ thời gian để ngồi xuống dùng một bữa ăn sáng bổ dưỡng? Hay ở trường, có thể bé có ít những sự lựa chọn từ căn tin?

Là cha mẹ, một phần trách nhiệm của bạn là phải tìm giải pháp khi có bất kỳ trở ngại nào xảy ra. Nếu nhà ăn của trường không có nhiều lựa chọn tốt hoặc con của bạn không tin vào các lựa chọn đó (và trong nhiều trường tiểu học và trung học, trường chỉ cho bé ăn một bữa ăn trưa mà không ăn nhẹ), hãy đóng gói một bữa ăn trưa chất lượng cho con mình mỗi ngày. Có rất nhiều lựa chọn tốt, nhưng bạn nên tránh xa các món hun khói, xúc xích, thịt nhiều chất béo. Bạn cũng có thể thêm một miếng trái cây và một túi bánh quy làm thành bữa ăn nhẹ cho con mình. Bạn cũng có thể cho bé mang theo một chai nước nhỏ hoặc con tiền để mua sữa ít béo trong các tiệm ăn.

Một khi con bạn trở về nhà, bé có thể đi thẳng đến các tủ bếp hoặc tủ lạnh và kiếm một cái gì đó để ăn. Một số món ăn nhẹ tốt cho trẻ chọn lựa như rau sống, trái cây tươi, bánh ngũ cốc nguyên hạt, bắp rang, bánh quy lạt hoặc bánh nướng. Bạn hãy giữ kem, bánh quy, bánh ngọt ngoài tầm tay bé hoặc tốt hơn hết là không để các món này ở nhà (để dành chúng cho những dịp đặc biệt). Nếu bạn không hạn chế bé dùng các món ăn vặt trên, bé sẽ không bao giờ đạt được trọng lượng khỏe mạnh như bạn mong muốn.

Trong khi đó, hãy để ý các trở ngại khác cản trở việc ăn uống tốt cho sức khỏe của bé. Ví dụ, trẻ em ở độ tuổi đi học đôi khi có thể đổi thức ăn với bạn bè, đổi bánh sandwich và trái cây mà bạn đã làm cho chúng lấy một túi khoai tây chiên. Sau giờ học, nếu bé dành thời gian ở nhà bạn chúng, bé có thể ăn đồ vặt như kẹo thay vì ăn táo. Cho dù bạn đã giáo dục cho con mình về việc lựa chọn đồ ăn có nhiều chất dinh dưỡng, các bé vẫn phải đối mặt với nhiều cám dỗ hầu như là hàng ngày.

Bạn cũng nên nhớ rằng bạn chính người làm gương trong quá trình này. Vì vậy, hãy lựa chọn thực phẩm tốt cho bản thân cũng như cho mọi người trong gia đình. Mặc dù khi trẻ em ở độ tuổi đến trường, bạn luôn phải bận rộn hơn bao giờ hết, hãy cố gắng dành thời gian cho bữa ăn gia đình thường xuyên càng tốt. Khi tất cả ngồi vào bàn ăn với nhau thì đó chính là một cơ hội tốt cho mọi thành viên để mô tả về một ngày của bản thân và để gia đình bạn trở nên gần gũi nhau hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu ý

(25)
Theo nghiên cứu, có khoảng 8% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiểu, từ đó ảnh hưởng đến thận, bàng quang hoặc đôi khi là niệu quản. Nhiễm trùng ... [xem thêm]

Thú vị các bài tập rèn luyện sức bền cho cầu thủ

(74)
Đã là một cầu thủ bóng đá, chắc chắn sức bền và một thể lực tốt là những yếu tố không thể thiếu. Muốn được như vậy, bạn phải cần đến các ... [xem thêm]

Cách kiểm soát nổi mề đay ở trẻ

(59)
Nổi mề đay thường là do dị ứng, và trong một số trường hợp sẽ tự biến mất trong 24 giờ. Nổi mề đay rất phổ biến ở trẻ em và hầu hết các em nhỏ ... [xem thêm]

Dầu quả bơ và những lợi ích đáng chú ý

(29)
Quả bơ là một loại trái cây đặc biệt, không những ngon mà còn tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Do bơ giàu chất béo nên ngoài cách ăn trực tiếp, người ta ... [xem thêm]

Giảm áp

(82)
Tìm hiểu chungBệnh giảm áp là gì?Bệnh giảm áp là một loại chấn thương xảy ra khi áp lực xung quanh cơ thể giảm nhanh đột ngột.Bệnh thường xảy ra ở ... [xem thêm]

Thai nhi 17 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(82)
Sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổiThai nhi 17 tuần phát triển như thế nào?Em bé lúc này có kích thước của một củ cải, nặng khoảng 150g và dài khoảng ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Ngủ nhiều có tốt không?

(68)
Giấc ngủ chiếm đến 1/3 thời gian cuộc đời mỗi người chúng ta nên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, ngủ nhiều có tốt không còn ... [xem thêm]

Bí quyết xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ 2 tuổi

(91)
Đối với trẻ 2 tuổi, việc các bé chỉ khăng khăng ăn một số thực phẩm yêu thích nhất định là chuyện bình thường. Thay vì ép bé ăn món này hay món kia, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN