Chữa viêm họng cho trẻ: Bố mẹ cần biết gì?

(4.37) - 25 đánh giá

Trẻ bị viêm họng hạt nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Bố mẹ hãy cùng Chúng tôi tham khảo cách chữa viêm họng hạt cho trẻ nhé!

Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần ở niêm mạc trong vùng hầu họng và amidan. Điều này dẫn đến các mô lympho ở thành sau họng phình lên, dễ bị viêm nhiễm và tạo thành ổ trùng.

Các triệu chứng viêm họng hạt là gì?

Các triệu chứng viêm họng hạt sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, các triệu chứng thường bao gồm:

  • Viêm họng;
  • Nghẹt mũi;
  • Sưng các tuyến trong cổ;
  • Đau tai và các vấn đề về tai khác.

Khi mũi trẻ bị nghẹt, việc hít thở sẽ rất khó khăn. Các triệu chứng khác của viêm họng hạt liên quan đến nghẹt mũi bao gồm:

  • Thở bằng miệng;
  • Nói chuyện bằng âm mũi;
  • Khó ngủ;
  • Ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ (tình trạng ngừng thở trong một khoảng thời gian ngắn trong khi ngủ).

Điều trị viêm họng hạt cho trẻ như thế nào?

Viêm họng hạt được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu con bị nhiễm trùng tai và xoang thường xuyên hoặc bị các vấn đề về hô hấp mà thuốc kháng sinh không giúp ích được thì bạn cần đưa con đi phẫu thuật. Thủ thuật này được gọi là phẫu thuật cắt bỏ sùi vòm họng.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bố mẹ cắt bỏ amidan cho con vào cùng một thời điểm vì viêm họng hạt và viêm amidan thường đi kèm với nhau. Bạn và bác sĩ có thể thảo luận những ưu và khuyết điểm của phẫu thuật và xác định xem nó có cần thiết hay không.

Phẫu thuật chữa viêm họng hạt

Quá trình phẫu thuật nội soi viêm họng hạt diễn ra như thế nào?

Phẫu thuật nội soi sẽ do các bác sĩ chuyên về phẫu thuật tai, mũi, họng tại bệnh viện hoặc trung tâm phẫu thuật ngoại trú thực hiện. Con sẽ được gây mê tổng quát trong suốt quá trình tiến hành phẫu thuật. Các amidan hoặc sùi vòm họng được loại bỏ qua miệng nên không có thêm vết rạch ngoại trừ nơi các mô được lấy ra.

Hầu hết các trẻ đều có thể về nhà nhưng bạn nên chờ khoảng 4 hoặc 5 giờ sau khi phẫu thuật để con được theo dõi cẩn thận. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể hơn về những gì bạn cần làm dựa trên nhu cầu sức khỏe đặc biệt của con.

Rủi ro của phẫu thuật nội soi chữa viêm họng hạt

Phẫu thuật loại bỏ sùi vòm họng thường rất suôn sẻ. Trong bất kỳ cuộc giải phẫu nào thì rủi ro có thể bao gồm chảy máu và nhiễm trùng tại nơi phẫu thuật. Bên cạnh đó, có những rủi ro liên quan đến gây tê như phản ứng dị ứng và các vấn đề về hô hấp. Nếu trẻ bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, bạn hãy thông báo thật chi tiết với bác sĩ.

Sau phẫu thuật nội soi trẻ sẽ cảm thấy như thế nào?

Trẻ sẽ bị đau họng trong 2−3 tuần sau khi giải phẫu. Đây là việc rất bình thường nên điều quan trọng là bạn nên cho con uống nhiều nước để tránh mất nước. Sự dưỡng ẩm tốt sẽ giúp con giảm đau họng. Bên cạnh đó, bố mẹ không nên cho bé ăn các loại thức ăn cay, nóng hoặc thức ăn cứng và giòn trong 2 tuần đầu, thay vào đó là những món sẽ làm dịu cho cổ họng của con, chẳng hạn như:

  • Nước hoa quả;
  • Kem;
  • Sữa chua;
  • Bánh pudding;
  • Nước ấm hoặc nước canh thịt bò;
  • Thịt và rau nấu chín mềm.

Ngoài ra, bạn có thể làm băng đá bằng cách đặt các viên đá trong một túi kéo khóa và gói trong một chiếc khăn rồi đặt nó lên phía trước cổ của con. Con nên tránh các hoạt động tốn nhiều sức tối thiểu 1 tuần sau khi giải phẫu. Bé có thể trở lại trường học trong vòng từ 3 đến 5 ngày nếu cảm thấy thoải mái và được sự chấp thuận của bác sĩ phẫu thuật.

Hiệu quả lâu dài sau phẫu thuật chữa viêm họng hạt

Sau phẫu thuật, hầu hết trẻ em sẽ:

  • Bị viêm nhiễm họng ít hơn và nhẹ hơn;
  • Bị ít bệnh nhiễm trùng tai hơn;
  • Thở bằng mũi dễ dàng hơn.

Cách phương pháp khác chữa viêm họng hạt cho trẻ

Bạn có thể chữa viêm họng hạt cho con bằng một phương phương pháp dân gian như:

Trà chanh pha với mật ong: Bạn pha một tách trà nóng, thêm vào nửa quả chanh vắt và 1 thìa cà phê mật ong. Trong chanh và mật ong có chất làm se giúp màng nhầy co lại, thức uống này rất hiệu quả để bảo vệ cổ họng cho trẻ.

Chữa viêm họng hạt bằng nghệ tươi: Bạn lấy một củ nghệ tươi, rửa sạch, vỏ bỏ và đem giã nhỏ. Trộn nghệ đã giã với nước lọc, 5g đường phèn sau đó đem chưng cách thủy 10 phút. Bạn cho bé uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Ngày uống 3 lần đến khi bé khỏi bệnh.

Trên đây là những thông tin về cách chữa viêm họng hạt. Bố mẹ hãy tham khảo thêm bài viết “Nên và không nên làm gì khi trẻ bị bị sốt?” để biết cách chữa trị cho con.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

“Kẻ thù” của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

(14)
Cơ thể chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn rất nhiều khi duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đang mắc phải căn bệnh COPD ... [xem thêm]

Những loại rau củ và trái cây màu tím bạn không nên bỏ lỡ

(68)
Màu xanh lá tươi mát có thể khiến bạn quên mất những rau củ hay trái cây màu tím thơm ngon khác như cà tím, nho, củ dền… Những loại rau củ quả có gam màu ... [xem thêm]

Bệnh suy thận mạn là gì? Các cấp độ của bệnh suy thận và cách phòng tránh

(19)
Suy thận mạn là gì? Suy thận mạn là tình trạng tổn thương thận kéo dài khiến thận bị suy giảm chức năng của thận. Dựa vào thời gian mắc bệnh, suy thận ... [xem thêm]

Tác hại không ngờ của việc dư thừa canxi

(50)
Ngày nay, nhiều nhãn hàng sữa hoặc thực phẩm chức năng liên tục quảng cáo về việc cơ thể nên bổ sung canxi nhiều như thế nào. Tuy nhiên, liệu chúng ta có ... [xem thêm]

Đa u tủy xương và những điều bạn cần biết

(77)
Đa u tủy xương là một bệnh tăng sinh ác tính của tương bào ở tủy xương và một số cơ quan khác. Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra phương pháp điều ... [xem thêm]

6 tác hại của ngồi thiền nếu bạn tập sai cách

(54)
Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của ngồi thiền giúp bạn khỏe mạnh về tinh thần lẫn thể chất. Tuy nhiên, nếu thực hành sai cách, tác hại của ngồi ... [xem thêm]

Viêm loét đại tràng và việc ăn uống

(49)
Khi mắc viêm đại tràng, bạn dễ bị đầy hơi, đau bụng quặn thắt hoặc đại tiện bất thường. Thay đổi chế độ ăn có thể giúp bạn cải thiện tình ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên biết gì về tình trạng chuyển dạ nhanh?

(78)
Một số yếu tố dẫn đến việc chuyển dạ nhanh bao gồm trẻ sơ sinh có thân hình nhỏ hơn, tử cung co bóp mạnh, đã từng chuyển dạ nhanh ở lần mang thai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN