Đau bụng trong những ngày đèn đỏ, nguyên nhân do đâu?

(4.39) - 21 đánh giá

Chắc hẳn không có bạn nữ nào chưa từng trải qua cơn đau bụng âm ỉ, đau vùng thắt lưng hoặc cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong những ngày đèn đỏ. Vậy nguyên nhân do đâu?

Một số bạn nữ khi tới kỳ kinh nguyệt cảm thấy cơn đau dữ dội ở phần bụng dưới hoặc đau ở lưng. Tình trạng này xảy ra nhiều và thường xuyên ở độ tuổi dậy thì và giảm ở phụ nữ lớn tuổi hoặc sau khi lập gia đình. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra các tình trạng này và một số mẹo làm giảm cơn đau nhé.

Một số triệu chứng thường gặp

Tùy vào cơ địa mỗi người mà các triệu chứng bệnh xuất hiện khác nhau với mức độ khác nhau, bao gồm:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội theo cơn;
  • Đau ở hông, thắt lưng và đùi trong.

Đối với các trường hợp bị đau bụng nghiêm trọng hơn, có thể kèm một số triệu chứng sau:

  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Đi ngoài lỏng.

Nguyên nhân gây đau bụng

  • Đau bụng kinh xảy ra do các cơn co thắt trong dạ con hoặc tử cung. Một số chị em có cổ tử cung hẹp hoặc cổ tử cung nằm ở vị trí không bình thường khiến máu lưu thông chậm, tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài gây đau;
  • Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis). Bệnh lạc nội mạc tử cung là một bệnh phụ khoa, trong đó lớp niêm mạc tử cung – nội mạc tử cung – không nằm trong tử cung mà lại đi lạc tới buồng trứng, bàng quang hoặc trực tràng. Khi phụ nữ bắt đầu kỳ kinh, lớp niêm mạc này sẽ dày lên và bong ra tạo nên kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, lớp niêm mạc tử cung không nằm trong tử cung nên máu kinh đi sang ống dẫn trứng và qua các bộ phận khác thay vì thoát ra ngoài theo các đường bình thường, gây rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, đau bụng kinh;
  • Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis). Tình trạng này tương tự như lạc nội mạc tử cung nhưng thay vì nội mạc tử cung ở bên ngoài tử cung, nó được tìm thấy sâu bên trong cơ tử cung. Triệu chứng của nó bao gồm đau thắt ở vùng bụng giữa, có thể kéo dài 2−3 ngày. Bệnh thường thấy ở phụ nữ trên 30 tuổi đã có con, tuy nhiên vẫn có trường hợp xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên;
  • U xơ tử cung (Uterine Fibroids). Khoảng ¾ phụ nữ sẽ phát triển bệnh u xơ tử cung nhưng đa số sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. U xơ tử cung có thể làm rối loạn kinh nguyệt hằng tháng. Nó không chỉ làm tăng lượng máu xuất ra khi đến tháng mà còn làm cơn đau bụng kinh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Viêm vùng chậu (PID). Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục thường gặp ở nữ. PID nếu không được điều trị có thể gây ra viêm, đau bụng kinh và nghiêm trọng hơn dẫn đến vô sinh. Trong thời kỳ kinh nguyệt, hormone ảnh hưởng đến tử cung và các vùng xung quanh làm tăng chứng viêm, chảy máu và gây ra các cơn đau.

Làm gì để giảm cơn đau?

Nếu bạn bị các cơn đau hành hạ trong thời kỳ kinh nguyệt, có thể dùng aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau khác như Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Naproxen. Hoặc đơn giản, bạn dùng nước ấm để giảm đau bằng cách đặt một chiếc khăn ấm hoặc chai nước ấm trên lưng hoặc vùng bụng bị đau. Ngoài ra, trong suốt thời gian này, bạn nên:

  • Nghỉ ngơi;
  • Tránh thức ăn có chứa caffeine và muối;
  • Không sử dụng thuốc lá hoặc uống rượu;
  • Mát xa lưng và bụng dưới để làm dịu bớt cơn đau.

Phụ nữ thường xuyên tập thể dục cũng ít bị đau bụng kinh hơn, vì vậy tập thể dục là một cách giúp bạn khỏe mạnh hơn trong những ngày hành kinh.

Khi nào bạn cần đến bác sĩ?

Nếu cơn đau bụng dữ dội và nghiêm trọng hơn bình thường hoặc kéo dài trong 2−3 ngày, bạn hãy đến các cơ sở y tế để tiến hành một số kiểm tra xem mình có đang gặp bất kỳ bệnh nào khác để có thể điều trị kịp thời.

Đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt là chuyện khá phổ biến ở phụ nữ, nhưng bạn cũng không nên chủ quan với cơn đau này nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dùng hỗn hợp “thần kỳ” tỏi và mật ong để vui khỏe mỗi ngày

(26)
Từ ngàn xưa, tỏi và mật ong đã được các danh y sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc chữa bệnh. Đến nay, những nguyên liệu này vẫn được xem là ... [xem thêm]

Polyp cổ tử cung

(41)
Tìm hiểu chungPolyp cổ tử cung là gì?Polyp cổ tử cung là các khối u nhỏ, dài phát triển trên cổ tử cung. Cổ tử cung nối tử cung và phần trên của âm đạo. ... [xem thêm]

Điều trị động kinh theo cách tự nhiên: Hiệu quả đến đâu?

(99)
Theo truyền thống, bệnh động kinh được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Mặc dù chúng có thể hữu ích trong việc kiểm soát bệnh nhưng có một số ... [xem thêm]

Mách bạn cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả

(45)
Điều trị bệnh giang mai rất dễ dàng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tự ý điều trị tại nhà hoặc dùng các loại thuốc không kê ... [xem thêm]

Đối mặt với hội chứng khóa trong sau cơn đột quỵ

(22)
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong não. Một cơn đột quỵ ở thân não thường nhỏ nhưng có thể gây nên những triệu chứng nghiêm ... [xem thêm]

Điều trị bệnh dịch tả: không khó nếu làm kịp thời

(48)
Điều trị bệnh dịch tả khá phức tạp nhưng nếu thực hiện kịp thời, bệnh nhân có nhiều cơ hội thoát khỏi các biến chứng nguy hiểm.Những triệu chứng ... [xem thêm]

6 tác hại nghiêm trọng của nicotine: Không chỉ là chất gây nghiện!

(68)
Bạn nghĩ rằng tác hại của nicotine trong thuốc lá chỉ là gây nghiện? Thế nhưng, hấp thụ nhiều nicotine còn có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 2, xơ vữa ... [xem thêm]

Mạc cơ là gì?

(72)
Bao quanh các cơ là mạc cơ. Đây là bộ phận có chức năng đàn hồi của cơ. Do đó, sự tổn thương hay hạn chế của các mạc cơ cũng dẫn đến các tổn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN