Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Đau quai hàm: nên xử lý như thế nào?

(4.3) - 41 đánh giá

Đau quai hàm là hiện tượng khá phổ biến mà nhiều người có thể gặp phải. Một vài triệu chứng dễ nhận thấy nhất bao gồm đau bên trong hoặc xung quanh vùng tai, cứng quai hàm, cảm thấy đau khi nhai thức ăn hoặc nhức đầu.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân đưa đến cơn đau ở vùng mặt, điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán và đưa ra chính xác phương án điều trị thích hợp. Trong trường hợp bị đau quai hàm, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, bao gồm cả chỉ định bệnh nhân chụp X-quang nha khoa nhằm xác định rõ nguyên nhân gây ra cơn đau.

Dấu hiệu và triệu chứng của đau quai hàm là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau quai hàm bao gồm:

  • Hàm bị đau hoặc bị cứng hàm
  • Đau nhức ở bên trong hoặc xung quanh vùng tai
  • Gặp khó khăn hoặc khó chịu khi nhai thức ăn
  • Đau nhức vùng mặt
  • Khớp bị cứng, rất khó để há miệng ra hoặc khép miệng lại

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về các triệu chứng, xin hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nha sĩ.

Hướng xử lý khi phát hiện bản thân bị đau quai hàm

Bạn nên ý thức một cách nghiêm túc hơn từ những thói quen hằng ngày có thể khiến quai hàm bị đau (như việc nghiến răng hoặc nhai bút chì chẳng hạn). Bên cạnh đó, làm theo những lời khuyên sau đây có thể sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh:

  • Tránh lạm dụng các cơ quai hàm. Theo đó, bạn nên ăn các loại thức ăn mềm hoặc cắt thực phẩm ra thành từng miếng nhỏ. Bên cạnh đó, hãy tránh xa các loại thực phẩm dễ dính và dai, cũng như không nên nhai kẹo cao su.
  • Căng duỗi và mát xa quai hàm. Hãy gặp các bác sĩ, nha sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn cách tập căng duỗi giúp các cơ quai hàm khoẻ mạnh và làm thế nào để tự mát xa cơ quai hàm.

Nếu bị đau, hãy chườm nhiệt nóng ẩm hoặc đá ngay khu vực đau trên mặt nhằm làm giảm cơn đau.

Bật mí mẹo xoa dịu cơn đau tức thì cho bạn

Trong trường hợp đau nhẹ hoặc cơn đau không kéo dài ở quai hàm, bạn có thể chưa cần phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Thay vào đó, bạn có thể thử áp dụng ngay những biện pháp tại nhà đơn giản sau để giảm đau:

  • Thử phương pháp chườm nóng vì nhiệt độ giúp thư giãn cơ bắp, từ đó giảm cảm giác đau và cứng khớp hiệu quả. Riêng cách chườm lạnh chỉ hữu ích nếu đau kèm biểu hiện sưng, viêm
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như paracetamol (acetaminophen); ibuprofen … Tuy nhiên, hãy chắc chắn sử dụng đúng theo liều đã được dược sĩ hướng dẫn. Nếu liều dùng đó vẫn không giải quyết triệu chứng hoặc bạn cần phải dùng thuốc giảm dau dài ngày, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ bạn nhé!
  • Dùng ngón trỏ và ngón giữa để nhấn vào khu vực đau và xoa bóp theo chuyển động tròn khoảng 5 – 10 vòng rồi cử động miệng. Lặp lại các thao tác trên cho đến khi cơn đau bớt hẳn
  • Nếu bạn luôn nằm nghiêng một bên hoặc đặt tay dưới hàm khi ngủ thì nên thay đổi thói quen này. Bởi những tư thế ngủ trên có thể gây áp lực lên cơ hàm, dẫn đến tình trạng đau nhức. Lời khuyên là nên nằm nghiêng ở bên mà không bị đau

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Mặc dù đau quai hàm không phải ca nào cũng nghiêm trọng, nhưng nếu cơn đau kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì buộc phải có biện pháp can thiệp ngay. Lúc này, bạn có thể cân nhắc đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ trong trường hợp cơn đau kéo dài hơn vài ngày, hoặc thuyên giảm nhưng tái trở lại.

Dưới đây là một vài biểu hiện đi kèm báo hiệu đã đến lúc bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế:

  • Gặp khó khăn khi ăn, uống, nuốt hay thở
  • Cơn đau khiến bạn khó cử động miệng như bình thường
  • Vùng bị ảnh hưởng bị viêm, sưng tấy hoặc xuất hiện cơn sốt
  • Cơn đau nghiêm trọng biến mất sau khi có sự xuất hiện đột ngột của một thứ dịch lỏng vị mặn như muối và có mùi khó chịu trong miệng

Mách bạn các biện pháp phòng ngừa đau quai hàm hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp ngăn ngừa tình trạng đau quai hàm:

  • Nếu thỉnh thoảng bạn bị lên cơn đau quai hàm, hãy tránh nhai kẹo cao su hoặc cắn các vật cứng (như bút bi hoặc móng tay). Đồng thời cũng nên hạn chế việc tiêu thụ các loại thực phẩm cứng hoặc dai
  • Khi ngáp, hãy dùng tay để đỡ hàm dưới của bạn
  • Hãy đến gặp nha sĩ ngay nếu phát hiện bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ
  • Tránh nhai ở một bên hàm, hãy nhai đều hai bên hàm khi ăn
  • Thường xuyên duy trì hàm ở tư thế nghỉ ngơi, học cách thư giãn cơ quai hàm

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

4 phương pháp thư giãn hiệu quả cho mẹ bầu

(97)
Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc quá mệt mỏi, khó ngủ khi mang thai, hãy thử những cách đơn giản để giúp làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp ... [xem thêm]

Giải đáp đạp xe đạp có bị to bắp chân không

(23)
Mặc dù biết đạp xe có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nhiều bạn, đặc biệt là phái nữ, vẫn lo ngại không muốn tập vì cho rằng đạp xe sẽ làm ... [xem thêm]

Cảnh giác với biến chứng của phẫu thuật thẩm mỹ

(87)
Ngày nay, để cải thiện vẻ bề ngoài, chị em phụ nữ có thể áp dụng các phương pháp làm đẹp hiệu quả hoặc nhờ đến sự can thiệp từ dao kéo. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Người á tính: Tưởng lạ hóa ra ở ngay bên cạnh bạn!

(30)
Người á tính mất nhiều thời gian để tìm hiểu đối phương mới có thể phát sinh cảm xúc về mặt tình dục với họ. Bạn có nghĩ ai đó hay chính bạn cũng ... [xem thêm]
Đang tải ...

5 tuyệt chiêu giữ răng chắc khỏe cả đời

(100)
Răng chắc khỏe sẽ giúp bạn nhai thức ăn tốt, giúp bạn tránh đau nhức vì bệnh răng miệng và còn giúp bạn có nụ cười tỏa nắng nữa. Mới đây, các nhà ... [xem thêm]

7 điều bạn nên biết về chiếc răng đầu tiên của bé

(86)
Thời điểm bé có những chiếc răng đầu tiên đánh dấu một bước trong giai đoạn phát triển của trẻ và cũng là một kỷ niệm khó quên đối với cha mẹ. Bé ... [xem thêm]

Những cách điều trị thiếu máu não hiện nay

(14)
Điều trị thiếu máu não tập trung vào việc giải quyết tình trạng tắc nghẽn trong các động mạch cung cấp máu và oxy lên não, khôi phục lưu lượng máu, ngăn ... [xem thêm]

Tia UV: 11 sự thật và lầm tưởng bạn cần biết

(55)
Tia UV gây ra nhiều tác hại đáng kể cho da, mắt và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Điều này không ai có thể phủ nhận. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều người ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...