Dạy con biết nghe lời

(4.28) - 50 đánh giá

Việc nuôi dạy bé luôn là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Hãy tham khảo những quy tắc sau để việc nuôi dạy bé trở nên khoa học và dễ dàng hơn.

1. Bắt đầu áp dụng quy tắc ngay sau khi bé được bốn tháng tuổi

Trước khi bé được bốn tháng tuổi, bạn không cần phải đặt ra bất kỳ quy tắc gì. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu bước vào độ tuổi này, các bậc cha mẹ có thể bắt đầu làm rõ quyền lợi của bé. Nếu bé đá và ngọ nguậy khiến cho quá trình thay tã trở nên khó khăn, bạn có thể nói nghiêm khắc rằng, “Được rồi, hãy giúp mẹ thay tã cho con nào”. Trước khi bé bắt đầu biết bò (khoảng 8 tháng tuổi), tất cả các bé cần biết tới những quy tắc để đảm bảo an toàn cho chính mình.

2. Thiết lập những quy tắc rõ ràng

Bạn hãy diễn tả ví dụ cho những hành vi sai trái thành những quy tắc rõ ràng và cụ thể. Những mô tả mơ hồ về hành vi sai trái như “hiếu động thái quá”, “vô trách nhiệm” sẽ không giúp ích được gì cho con bạn. Bé càng nhỏ thì các quy tắc phải càng cụ thể. Ví dụ về các quy định rõ ràng có thể là: “Đừng đẩy em trai của con” hoặc “Đừng ngắt lời ba/mẹ trong khi ba/mẹ đang nói chuyện điện thoại chứ.”

3. Cho bé biết những hành vi mà bạn mong muốn bé thực hiện

Con bạn cần phải biết bạn đang mong đợi những gì ở chúng. Ví dụ như: “Con hãy đi chơi với anh trai của mình đi”, “Hãy ngồi coi vào sách ảnh khi ba/mẹ đang nghe điện thoại”, hoặc “Đi từ từ thôi, không được chạy.” Bạn nên khen ngợi con tại thời điểm bé thực hiện các hành động đó. Hãy khen bé bằng những câu cụ thể, ví dụ như “Cảm ơn con vì đã giữ yên lặng”.

4. Bỏ qua những hành vi sai trái không quá quan trọng

Bạn càng có nhiều quy tắc thì khả năng con bạn làm theo lời bạn càng ít. Việc bạn chỉ trích bé liên tục sẽ không có hiệu quả. Những hành vi như đung đưa chân, cư xử trên bàn ăn không đúng hoặc suy nghĩ quá tiêu cực thực sự không quá quan trọng trong những năm đầu đời của bé.

5. Áp dụng những quy tắc một cách công bằng và hợp lí

Những quy tắc phải phù hợp với lứa tuổi của bé. Một đứa bé không nên bị trừng phạt chỉ vì vụng về khi đang học đi hoặc phát âm không chuẩn khi đang học nói. Ngoài ra, bé không nên bị trừng phạt khi có các hành vi là một phần của sự phát triển cảm xúc bình thường, chẳng hạn như mút tay, sợ hãi khi bị rời xa người thân và nhầm lẫn khi đi vệ sinh.

6. Chỉ tập trung vào hai hoặc ba quy tắc

Bạn nên ưu tiên các quy tắc liên quan tới vấn đề an toàn của bé, chẳng hạn như không chạy ra đường. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý tới việc ngăn chặn bé làm hại đến người khác – cha mẹ, những bé khác và người lớn hoặc động vật nuôi. Tiếp đó là hành vi phá hoại tài sản, sau đó đến tất cả các hành vi phiền nhiễu làm bạn kiệt sức.

7. Tránh tranh chấp với bé

Loại hành vi sai trái này thường liên quan đến một phần của bộ phận cơ thể, ví như làm ướt, bẩn, kéo tóc, mút tay, va chạm cơ thể mạnh, thủ dâm, không ăn uống đủ, không đi ngủ và từ chối làm bài tập về nhà. Cha mẹ thường không thể kiểm soát được những hành vi này nếu bé vẫn cứ tiếp tục thực hiện. Bước đầu tiên cần thực hiện khi bạn muốn tránh tranh cãi với bé là nhanh chóng rút khỏi cuộc xung đột, sau đó từ từ tiếp cận với bé một cách tích cực để khuyên giải bé từ bỏ các hành vi trên.

8. Áp dụng các quy tắc dạy con một cách nhất quán

Sau khi cả gia đình đã đồng ý với các nguyên tắc, bạn có thể in chúng ra và dán vào một nơi dễ thấy trong nhà. Làm như vậy mọi người lớn trong nhà đều biết rõ những quy tắc mà bé nên tuân theo.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc, hãy hỏi các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc trẻ em để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách làm salad giảm cân ngon miệng để bạn ăn kiêng hiệu quả

(89)
Không chỉ giúp bạn có được vóc dáng thon gọn, các món salad giảm cân còn đem lại cảm giác ngon miệng cho chế độ ăn kiêng của bạn. Hầu hết món salad rau ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh bạch biến ở trẻ em

(74)
Bệnh bạch biến ở trẻ em là căn bệnh ngoài da dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý. Do đó, các thắc mắc về cách điều trị dứt điểm căn bệnh này luôn được ... [xem thêm]

Khi nào có thể áp dụng 10 cách tập ngồi cho bé?

(54)
Biết ngồi là một cột mốc trong quá trình phát triển của bé. Hãy áp dụng 10 cách tập ngồi cho bé để hỗ trợ cho quá trình này nhé.Chỉ mới vài tháng ... [xem thêm]

Sống lành mạnh với thuốc ức chế miễn dịch

(91)
Sau khi cấy ghép nội tạng, bạn cần phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như một biện pháp nhằm ngăn chặn sự đào thải cơ quan cấy ghép từ cơ thể. ... [xem thêm]

Nhịp tim của bạn có bình thường hay không?

(40)
Thắc mắc tim mình có đang đập bình thường không là một thắc mắc chính đáng. Đôi khi bạn thấy tim mình đang đập hơi chậm, trong khi lúc khác bạn lại thấy ... [xem thêm]

10 cách giúp dân văn phòng ngăn ngừa đau mỏi vai gáy

(89)
Công việc văn phòng tưởng chừng như nhẹ nhàng, tuy nhiên bạn lại có nguy cơ bị đau mỏi vai gáy khi ngồi quá lâu trước màn hình vi tính. Liệu có cách nào ... [xem thêm]

Hiểu đúng về nguyên nhân sâu xa gây hôi nách và cách trị hôi nách

(98)
Vùng da nách bình thường có màu sắc tự nhiên gần giống với những vùng da còn lại trên cơ thể. Nhưng đôi khi da nách trở nên sẫm màu và nặng mùi hơn vì ... [xem thêm]

6 mẹo tân trang âm đạo

(98)
Sức khỏe âm đạo là một phần rất quan trọng trong sức khỏe toàn diện của phụ nữ. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin của phái ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN