Dùng thuốc giảm đau acetaminophen trong thai kỳ: tốt hay xấu?

(3.88) - 64 đánh giá

Acetaminophen có tác dụng hạ sốt và giảm đau, tuy nhiên có nên dùng thuốc khi mang thai hay không?

Vào ngày 17–8–2016, một báo cáo liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc acetaminophen khi mang thai cho biết đứa bé sau này gặp vấn đề về hành vi. Báo cáo này đã làm một số phụ nữ đang mang thai tự hỏi liệu họ có nên dùng thuốc giảm đau.

Một nghiên cứu khác cũng cho biết thuốc có liên quan đến các bệnh như hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em, hội chứng tự kỷ, hen suyễn hay chậm phát triển khả năng ngôn ngữ.

Acetaminophen là gì?

Acetaminophen là thành phần chính trong Tylenol và nhiều loại thuốc giảm đau khác. Đây thường là một trong những loại thuốc giảm đau mà bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ có thai đang bị đau hoặc sốt.

Các nghiên cứu về việc sử dụng thuốc khi mang thai

Về mối liên hệ giữa loại thuốc này và các vấn đề hành vi, chưa có chuyên gia nào chứng minh được thuốc gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho các mẹ, nhưng chắc chắn cả hai phải có mối liên kết nào đó.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu cho biết mối liên hệ giữa acetaminophen và các vấn đề hành vi đang dần được chứng minh rõ ràng. Trong một nghiên cứu năm 2014, các nhà khoa học đã tìm ra được những biểu hiện tương đương giữa việc sử dụng acetaminophen với những triệu chứng của hội chứng AHD ở trên 871 đứa trẻ từ 7–11 tuổi.

Nghiên cứu về acetaminophen và vấn đề hành vi

Các nhà khoa học cho biết, đối với những bà mẹ có sử dụng acetaminophen trong thời kỳ mang thai, con sinh ra sẽ có nguy cơ gặp khó khăn trong hành vi cao gấp 1,4 lần và tính hiếu động thái quá cao gấp 1,3 lần so với những bé khác.

Tuy nhiên, việc sử dụng acetaminophen ở phụ nữ sau sinh đều không ảnh hưởng đến vấn đề hành vi của bé. Các chuyên gia cho biết, nguy cơ acetaminophen làm gia tăng vấn đề hành vi của bé là rất nhỏ.

Điểm hạn chế của nghiên cứu này là không điều tra lượng acetaminophen mà phụ nữ sử dụng và sử dụng trong bao lâu. Người sử dụng acetaminophen cũng không cho biết lý do vì sao họ lại dùng chất này.

Một số bằng chứng thu được từ các nghiên cứu trên động vật cho thấy, việc sử dụng thuốc có thể khiến não phát triển bất thường. Các chuyên gia cũng tìm ra được mối liên hệ mạnh mẽ giữa vấn đề hành vi với acetaminophen được sử dụng trong tam cá nguyệt thứ 3 – giai đoạn tăng trưởng và phát triển của não.

Những phát hiện đáng báo động về Acetaminophen

Vài nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh vào việc mẹ sử dụng acetaminophen trong thời kỳ mang thai và những nguy cơ đối với con như sau:

  • Có nguy cơ cao (hơn những đứa trẻ khác 1,3 lần) mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc có những hành vi giống với triệu chứng của bệnh ADHD;
  • Có xu hướng hiếu động thái quá và các triệu chứng bốc đồng hơn gấp 1,4 lần so với những bé có mẹ không dùng acetaminophen;
  • Những bé trai có triệu chứng tự kỷ nhiều hơn. Nghiên cứu này đã xem xét tần suất dùng acetaminophen và nhận thấy nếu càng sử dụng nhiều thì nguy cơ cho bé càng cao;
  • Việc sử dụng acetaminophen trong thai kỳ có liên quan đến bệnh hen suyễn ở bé 3–7 tuổi. Những nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng những cơn đau không được chữa trị dứt điểm có khả năng làm tăng bệnh hen suyễn.

Tất cả những cuộc nghiên cứu đều dựa trên tình trạng sử dụng acetaminophen của phụ nữ. Những dữ liệu từ cuộc nghiên cứu ít nhất cũng chỉ ra được mối tương quan hay sự liên kết giữa acetaminophen và bệnh hen suyễn, kết luận là acetaminophen không hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe.

Trong một bài đánh giá năm 2015 về tình trạng sử dụng thuốc giảm đau khi mang thai, trong đó có acetaminophen, FDA cho rằng các cuộc nghiên cứu bị hạn chế về kỹ thuật hay các vấn đề khác không thể đưa ra được kết luận đáng tin cậy. Cơ quan này khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc theo toa nào hay các thuốc bán sẵn trên thị trường.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn sử dụng thuốc đúng cách và thai nhi sẽ thật khỏe mạnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu hiện tượng rỉ ối để phân biệt với khí hư

(74)
Nguyên nhân của hiện tượng rỉ ối có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, mẹ bầu cần nắm rõ được các dấu hiệu rỉ ối để tránh trường ... [xem thêm]

Lời khuyên cho người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ

(21)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

8 bí quyết giúp bạn đẩy lùi cơn buồn ngủ khi làm việc

(36)
Bạn có quá nhiều việc phải làm mà đầu óc chỉ nghĩ đến một chiếc giường êm ái? Đừng lo, Hello Bacsi sẽ mách bạn bí quyết xua tan cơn buồn ngủ khi làm ... [xem thêm]

Tư thế ngủ tiết lộ mối quan hệ gì giữa hai bạn?

(10)
Tư thế ngủ sẽ tiết lộ gì về bạn và anh ấy? Liệu mối quan hệ giữa bạn và anh ấy vẫn tốt đẹp hay đang gặp vấn đề mà bạn chưa nhận ra?Theo các ... [xem thêm]

8 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng để tìm lại tình yêu

(59)
Sau những tổn thương của một mối quan hệ, chúng ta thường cảm thấy bất an nếu trái tim bắt đầu loạn nhịp bởi một ai đó khác… Vậy làm sao để biết ... [xem thêm]

Các triệu chứng cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở mẹ bầu

(28)
Tháng năm là tháng phòng chống đột quỹ ở Mỹ, đột quỵ dường như không liên quan đến đến việc mang thai, tuy nhiên đột quỵ có thể xảy ra trong quá trình ... [xem thêm]

Tìm hiểu về độ tuổi và sức khỏe sinh sản nam giới lý tưởng

(55)
Không với chỉ phụ nữ, yếu tố tuổi tác cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phái mạnh. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông sau 35 ... [xem thêm]

Nhận biết các dấu hiệu ung thư xương bả vai

(54)
Vai là một trong những khu vực phổ biến trên cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi ung thư xương. Ung thư xương bả vai có thể khó chẩn đoán, do đó bác sĩ cần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN