Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cá nục có được không?

(3.76) - 35 đánh giá

Theo các chuyên gia, bà bầu ăn cá nục với lượng hợp lý sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Có chế độ ăn uống hợp lý luôn là vấn đề mà hầu hết phụ nữ mang thai đều quan tâm bởi nỗi lo lắng em bé trong bụng sẽ không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Trong thời gian bầu bí, thói quen ăn cá đem lại cho mẹ bầu nhiều lợi ích. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, mẹ bầu nên ăn các loại cá như cá nục, bởi chúng mang lại khá nhiều lợi ích thiết thực.

Giá trị dinh dưỡng của cá nục

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích mọi người nên ăn cá nục ít nhất 1 lần mỗi tuần, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Ngoài ra, trong 100g cá nục có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Giá trị dinh dưỡngKhối lượng
Canxi458 mg
Sắt3.9 mg
Magie70.3 mg
Phốt pho572 mg
Kali369 mg
Kẽm1.9 mg
Đồng0.3 mg
Omega 32.616 mg
Omega 6188 mg
Protein44.1g
Chất béo tổng hợp14g
Chất béo bão hòa3.5g
Chất béo không bão hòa4.2g
Chất béo không bão hòa đa3.1g
Vitamin A823 IU
Vitamin C1.7 mg
Vitamin D479 IU
Florua71.6 mcg
Folate9.5 mcg
Calo266 kcal

Lợi ích khi bà bầu ăn cá nục

Những lợi ích sức khỏe từ việc ăn cá đem lại, đặc biệt là cá nục, đã được ghi nhận và khuyến khích trong những năm gần đây. Cá là thực phẩm chứa chất béo bão hòa thấp nên được coi là sự lựa chọn thay thế tốt hơn cả thịt hoặc sản phẩm từ gia cầm. Cá nục chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe phong phú. Do đó, bà bầu ăn cá nục sẽ đem đến các tác dụng như:

1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Tim là một bộ phận quan trọng của cơ thể và ăn cá sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe của trái tim. Cá nục giàu omega-3 và kali, những chất cần thiết để duy trì nhịp tim ổn định. Việc ăn một khẩu phần cá mỗi tuần có thể giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh tim trong giai đoạn mang thai vốn đã đầy nhạy cảm.

2. Giảm lượng cholesterol

Nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể quá cao sẽ dễ dàng khiến bạn mắc phải chứng cao huyết áp khi mang thai và gặp biến chứng tiền sản giật nếu không có biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa. Bên cạnh việc vận động thể chất, ăn nhiều rau xanh, mẹ bầu hãy thêm cá nục vào thực đơn dinh dưỡng mỗi tuần bởi chất omega-3 và omega-6 có trong cá cũng góp phần hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol xấu.

3. Tăng cường sức khỏe xương và răng

Cá nục chứa hàm lượng canxi và vitamin D cao, rất quan trọng để giữ cho xương chắc khỏe, hỗ trợ quá trình hình thành xương, răng của thai nhi. Trong thời gian mang thai, bạn nên lưu ý đến vấn đề bổ sung canxi cho bà bầu để bé nhận được đủ những dưỡng chất cần thiết, phục vụ cho sự phát triển. Ngoài những thực phẩm phổ biến như sữa chua, sữa, nước cam, đậu nành, cá nục cũng có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề này.

4. Tăng cường sức đề kháng

Sức đề kháng của mẹ bầu sẽ có phần yếu đi khi mang thai do bạn đang phải bảo vệ cùng một lúc 2 cơ thể. Kẽm và selen có trong cá nục có thể cải thiện chức năng của tế bào miễn dịch, từ đó che chắn cơ thể khỏi các tác động xấu của các gốc tự do. Lượng vitamin C, đồng có trong cá cũng củng cố thêm sức mạnh của hàng rào đề kháng, chống lại tình trạng virus hoặc vi khuẩn tấn công.

5. Ổn định cân nặng

Với tâm lý “ăn cho cả 2 người”, nhiều mẹ bầu sẽ vô tình hấp thụ quá nhiều dưỡng chất vào cơ thể và dẫn đến việc tăng cân khi mang thai không cần thiết. Các bác sĩ đã lưu ý rằng bà bầu thừa cân dễ gây ra nhiều biến chứng sức khỏe khác nhau. Do đó, bạn nên kỹ lưỡng trong vấn đề lựa chọn thực phẩm. Cá nục chứa hàm lượng protein có thể thay thế cho thịt đỏ hoặc thịt gia cầm vốn nhiều chất béo và cholesterol. Ăn cá nục khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần cũng là gợi ý lý tưởng cho 1 chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi mang thai.

6. Hỗ trợ thai nhi phát triển não bộ

Bà bầu ăn cá nục sẽ thúc đẩy sự phát triển của thai nhi trong bụng. Hàm lượng omega-3 và folate của cá có thể thúc đẩy quá trình hình thành não bộ, các cơ quan nội tạng của thai nhi cũng như ngăn ngừa những tình trạng sức khỏe ở trẻ sơ sinh.

7. Cải thiện chứng trầm cảm khi mang thai

Có thể bạn chưa biết bà bầu ăn cá nục cũng có thể giúp điều trị chứng trầm cảm khi mang thai vốn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Axit béo omega-3 có trong cá mang đến khả năng cải thiện tâm trạng và hoạt động như một loại thuốc chống trầm cảm tự nhiên. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn cá thường xuyên có nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm và căng thẳng thấp hơn so với những người ít ăn cá. Do vậy, thói quen ăn cá nục cũng sẽ giúp bạn trở nên vui vẻ hơn đấy.

Tác dụng của cá nục đối với sức khỏe cả gia đình

Cá nục không chỉ mang lại những lọi ích cho bà bầu mà những thành viên khác trong gia đình cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe khi thưởng thức loại cá này, chẳng hạn như:

  • Giảm nguy cơ mắc chứng đái tháo đường
  • Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Cải thiện tầm nhìn.

Cách chọn cá nục ngon cho bà bầu

Bạn có thể dễ dàng tìm mua cá nục ở các quầy bán cá tại chợ, siêu thị. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng mình sẽ chọn lựa được những chú cá với chất lượng tốt nhất bằng một vài mẹo nhỏ như sau:

  • Cá nục tươi thường trông căng, săn chắc với màu bạc sáng bóng đồng đều
  • Nên chọn những chú cá có mắt sáng, cẩn thận với cá đã qua đông lạnh, có mùi lạ và cảm giác hơi bở khi chạm vào
  • Khi rửa cá, hãy dùng một ít chanh hoặc giấm để loại bỏ bớt mùi tanh
  • Cá nục có thể được lưu trữ trong tủ lạnh từ một hoặc hai ngày và lâu hơn nếu bạn để trong ngăn đông
  • Bạn có thể nấu cá với nhiệt độ vừa phải bằng cách hấp, cuốn giấy bạc rồi nướng, chiên hoặc sốt cà chua và dùng kèm cơm, bún hay rau để tăng thêm phần ngon miệng, kích thích vị giác.

Bà bầu ăn cá nục là một thói quen tốt. Một số ít trường hợp vẫn có thể bị dị ứng với hải sản cũng như với cá nục nên mẹ bầu hãy cẩn trọng trong vấn đề này. Với các món hải sản mới ăn lần đầu, bạn chỉ nên ăn một lượng ít để theo dõi phản ứng dị ứng. Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được ăn cá nục sống để tránh nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân, tiếp xúc với những chất độc hại khác hay vi sinh vật gây hại.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vết bớt nào có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ?

(49)
Bạn có bao giờ để ý các vết đốm xuất hiện trên cơ thể bé yêu của mình chưa? Đôi khi bạn tò mò nhưng lại không hiểu rõ nguyên nhân hình thành các vết ... [xem thêm]

6 lợi ích của rượu bia khi – uống – đúng – liều – lượng

(33)
Như chúng ta đã biết, uống quá nhiều rượu bia có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống ở mức độ hợp lý có thể đem lại những lợi ích không ngờ. ... [xem thêm]

Cho con ăn chay như thế nào mới đúng?

(11)
Có cách nào để con khi ăn chay vẫn hấp thụ đầy đủ lượng dưỡng chất? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác ... [xem thêm]

8 cách tạo môi trường phát triển cho bé

(39)
Việc tạo ra một môi trường phát triển cho bé thoạt nghe rất khó khăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dàng thực hiện được bằng 8 mẹo dưới đây:1. Thương ... [xem thêm]

Các phương pháp nội soi ung thư vú cho thai phụ

(43)
Tầm soát ung thư vú khi mang thai rất quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, rất nhiều người hoang mang không biết các phương pháp này có an ... [xem thêm]

Sử dụng thuốc xịt, hít cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

(96)
Khi mắc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), bạn có thể phải sử dụng loại thuốc được đựng trong các ống hít hoặc xịt. Nếu đã sử dụng bình xịt ... [xem thêm]

Mổ sỏi mật có giúp bạn trị hết bệnh?

(93)
Quá mệt mỏi với những cơn đau dữ dội do sỏi mật, nhiều người nghĩ đến mổ sỏi mật với hy vọng giải quyết được bệnh một cách nhanh chóng. Thế ... [xem thêm]

Cuộc sống trở nên tuyệt vời hơn với nước mật ong (Phần 2)

(96)
Chỉ cần nghe tới nước mật ong, bạn cũng có thể cảm nhận được công dụng tuyệt vời của nó phần nào. Vậy lợi ích sức khỏe trà mật ong mang lại là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN