Giúp con xóa bỏ ác cảm về bệnh viện

(3.83) - 38 đánh giá

Đưa con bị ốm đến bệnh viện cũng không phải là việc dễ dàng. Một số bé chỉ cần nhìn thấy kim tiêm và ống nghe của bác sĩ là co rúm lại. Cũng giống như khi cho con uống thuốc, đầu tiên, mẹ cần xác định nguyên nhân vì sao con không thích đến bệnh viện. Đa số các bé đều không thích cảm giác lạnh lẽo của chiếc ống nghe. Vì vậy mẹ có thể nhờ bác sĩ làm ấm ống nghe trước rồi mới khám bệnh, đồng thời hướng sự chú ý của con sang hướng khác.

Bệnh viện là nơi khiến trẻ dễ sợ hãi, mẹ hãy thử tìm cách để con có thể đi bệnh viện với tâm lý thoải mái hơn. các mẹ hãy lưu tâm những điều sau:

Không nên dùng bệnh viện để dọa nạt con

Một số bà mẹ thường dọa nạt con rằng nếu con không chịu nghe lời sẽ cho con tới bệnh viện để bị tiêm đau mà không biết rằng nói như vậy khiến trẻ càng sợ bệnh viện hơn.

Không nên nói dối con về chuyện đi bệnh viện

Mẹ không nên vì con không thích mà nói dối là đưa con đi nơi khác, bởi vì niềm tin của con với mẹ rạn vỡ, rất có thể con sẽ mất lòng tin vào mọi người.

Hãy chọn bệnh viên thân thiện nhất

Mẹ nên tìm những bệnh viện có các bác sĩ thân thiện, có nhiều đồ chơi thú vị để giúp con không ghét đi bệnh viện hơn.

Hãy thử chơi trò chơi bệnh viện với con

Nhiều bé chỉ cần nghĩ tới cảm giác bị tiêm đau là đã sợ hãi cực độ. Vì vậy, mẹ nên thông qua những cuốn sách, truyện hoặc trò chơi để giúp con hiểu vì sao phải đi bệnh viện.

Thưởng cho con đúng lúc

Một điều nữa các mẹ cần nhớ đó là mẹ hãy thưởng cho con sau khi con ngoan ngoãn hợp tác để các bác sĩ khám bệnh. Có người cho rằng thưởng cho con sẽ khiến con hư nhưng với những đứa bé đang bị ốm, đây là việc làm cần thiết giúp bé khắc phục được sự sợ hãi và có thêm động lực để chữa bệnh. Sau khi con khỏi bệnh, mẹ hãy chăm sóc con thật tốt để giúp con bớt ác cảm về bệnh viện.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/676098282587695

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhi Khoa và COVID

(23)
Lời cảm ơn: Quyển sách này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ tận tình của Andrea Groth (Helios Klinikum Krefeld). Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ... [xem thêm]

Thuốc nhỏ mũi cho trẻ

(36)
Người lơn nghẹt mũi thì có nhiều thuốc co mạch để bớt nghẹt mũi. Trẻ em thì chỉ có nước muối sinh lý và làm bấc dâu kèn là an toàn. Các loại thuốc ... [xem thêm]

Bệnh viêm mao mạch dị ứng

(53)
Bệnh viêm mao mạch dị ứng (Henoch-Schönlein purpura – HSP) HSP là gì? HSP hay còn gọi là bệnh viêm mạch máu IgA (IgA là 1 loại kháng thể), đây là bệnh viêm mạch ... [xem thêm]

Viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ

(25)
Tổng quan Bệnh này cũng lành tính, lớn cũng tự hết, có khi kéo dài đến 1 tuổi Nếu xuất hiện ở cùng da đầu còn gọi là “cứt trâu” Có thể gặp ở ... [xem thêm]

Đừng lắc bé quá

(72)
Một em bé mới 9 tháng tập chựng té ngửa, phụ huynh lo lắng dỗ nhiều lắc mạnh để bé nín – lại bị xuất huyết não nhiều nơi. Bé nhỏ té là chuyện ... [xem thêm]

Mấy lưu ý khi trẻ bị sốt xuất huyết

(52)
Khi nào cha mẹ nên nghĩ tới con bị sốt xuất huyết (SXH)? Đột ngột sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt không hoặc hạ rất ít. Sốt 39- 40 độ. Không ho, ... [xem thêm]

Phân biệt giữa viêm tiểu phế quản cấp và suyễn nhũ nhi ở trẻ dưới 2 tuổi

(50)
Đối với 1 em bé dưới 2 tuổi việc phân biệt suyễn và viêm tiểu phế quản rất khó khăn. Vì không có bất cứ phương tiện cận lâm sàng nào hữu ích vượt ... [xem thêm]

Có nên tiêm chung các vaccine không?

(86)
Tiêm chung hay riêng? Nếu là một vắc xin “sống” (Lao, Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu) với một vắc xin “bất hoạt” (các loại còn lại): tiêm cùng lúc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN