Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

[Hỏi đáp bác sĩ] Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

(4.35) - 37 đánh giá

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm vì đây là chứng bệnh tiến triển âm thầm, đến khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng.

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu trong cơ thể. Tế bào hồng cầu chứa huyết sắc tố (hemoglobin) – một loại protein sắc tố đặc biệt có thể mang và cung cấp oxy cho các tế bào khác trong cơ thể. Các tế bào trong cơ bắp và các cơ quan cơ thể của trẻ cần oxy để hoạt động, số lượng tế bào hồng cầu giảm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tùy theo phân độ thiếu máu.

Phân độ thiếu máu ở trẻ em theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) dựa trên lượng huyết sắc tố bao gồm:

Trẻ em có thể bị thiếu máu vì một số nguyên nhân sau đây:

• Cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu: Điều này có thể xảy ra nếu trẻ không có đủ chất sắt hoặc các chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống (ví dụ như thiếu máu do thiếu sắt).

• Tế bào hồng cầu bị phá hủy quá nhiều: Loại thiếu máu này thường xảy ra khi trẻ mắc bệnh tiềm ẩn hoặc di truyền rối loạn hồng cầu (ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình liềm).

• Mất tế bào hồng cầu do chảy máu: Điều này có thể xảy ra do chấn thương, hay bệnh lý gây xuất huyết nội.

Bạn nên sớm nhận biết một số triệu chứng thiếu máu ở trẻ sau đây để ngăn ngừa phân độ thiếu máu tăng cao hơn:

  • Cáu gắt
  • Đau lưỡi
  • Yếu đuối
  • Chóng mặt
  • Thở nhanh
  • Da nhợt nhạt
  • Vàng da, vàng mắt
  • Tim đập loạn nhịp

Trẻ em bị thiếu máu thường ít có triệu chứng rõ rệt mà chỉ phát hiện khi xét nghiệm máu. Do đó, tình trạng này có thể tiến triển âm thầm và gây ra những vấn đề tiềm ẩn đối với sức khỏe.

Bạn hãy cùng tìm hiểu trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và cách điều trị thiếu máu ở trẻ em nhé.

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không, bạn hãy xem các tác động mà thiếu máu ảnh hưởng lên cơ thể của trẻ khi để tình trạng đã bắt đầu trở nặng:

1. Tác động lên thể trạng

Tình trạng thiếu máu không cung cấp đủ oxy cho cơ thể khiến trẻ luôn cảm thấy thiếu năng lượng, lờ đờ, đuối sức, ít hoạt động hơn thường ngày. Trường hợp thiếu máu ở mức độ nặng có thể dẫn đến kiệt sức. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ có thể xảy ra tình trạng chậm tăng cân, chậm phát triển.

2. Tác động lên hệ thần kinh

Não là cơ quan tiêu thụ oxy nhiều nhất trong cơ thể, chiếm tới 20% lượng oxy chúng ta hít vào. Bệnh thiếu máu sẽ khiến não không được nhận đủ oxy, điều này gây ra các tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh với các triệu chứng như:

  • Nhức đầu
  • Hoa mắt chóng mặt, ù tai
  • Trẻ mất tập trung, học bài mau quên
  • Khả năng tư duy và nhận thức của trẻ suy giảm

Vitamin B12 hoặc acid folic là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hệ thần kinh. Trẻ bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc thiếu acid folic sẽ khiến não bộ bị ảnh hưởng.

Nghiên cứu trên 5.400 em từ 6 – 16 tuổi, các nhà khoa học Mỹ cho thấy trẻ em thiếu máu thiếu sắt có xu hướng bị điểm dưới trung bình cao gấp 2 lần so với các em khác. Bên cạnh đó, trẻ kém tập trung hơn, học bài mau quên hay ngủ gật trong giờ học.

3. Tác động lên hệ tim mạch

Khi trẻ bị thiếu máu, tim phải làm việc nhiều hơn để co bóp tống máu đi khắp cơ thể nhằm cung cấp đủ lượng oxy và các chất dinh dưỡng nuôi các cơ quan khác nhau. Tế bào cơ tim cũng cần được máu nuôi dưỡng, do đó tình trạng thiếu máu sẽ gây ra nhiều tác động đối với hệ tim mạch.

Tim bị thiếu máu không chỉ gây ra những cơn đau thắt ngực thông thường, mà về lâu dài có thể gây suy tim, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.

• Suy tim: Cơ tim khi làm việc quá nhiều sẽ làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả đến các cơ quan trong cơ thể. Tim dần suy yếu và có thể xuất hiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, ho.

• Rối loạn nhịp tim: Cơ tim bị thiếu máu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, làm nhịp tim đập bất thường, về lâu dài sẽ làm tim suy yếu, có thể đe dọa tính mạng.

• Nhồi máu cơ tim: Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất và cũng hiếm gặp ở trẻ. Tình trạng thiếu máu và oxy đến nuôi dưỡng có thể gây hoại tử một phần cơ tim. Tình trạng có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

4. Tác động lên hệ hô hấp

Thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxy cho cơ thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Mức oxy máu bình thường là khoảng 75 – 100 mmHg. Nếu mức oxy máu dưới 60mmHg cho thấy trẻ đang bị thiếu oxy máu và cần thêm oxy cho cơ thể. Tình trạng thiếu máu có thể khiến trẻ khó thở, thở nhanh nông, thở mệt gắng sức.

Thiếu máu ở trẻ em có thể gây suy giảm sức đề kháng, khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm họng, viêm phổi…

Cách giảm mức độ nguy hiểm do thiếu máu ở trẻ em

Để làm giảm mức độ nguy hiểm do thiếu máu ở trẻ em, bạn cần lưu ý 4 điều sau đây.

1. Chẩn đoán thiếu máu ở trẻ em

Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở trẻ em và thường không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, hầu hết thiếu máu ở trẻ em được chẩn đoán với các xét nghiệm máu bao gồm:

• Xét nghiệm hemoglobin và hematocrit: Đây thường là xét nghiệm sàng lọc đầu tiên cho bệnh thiếu máu ở trẻ em nhằm đo lượng huyết sắc tố và hồng cầu trong máu.

• Công thức máu toàn phần (CBC): Xét nghiệm công thức máu toàn phần nhằm kiểm tra các tế bào hồng cầu và bạch cầu, tế bào đông máu (tiểu cầu), và đôi khi các tế bào hồng cầu lưới chi tiết hơn.

• Phết tế bào ngoại vi: Một mẫu máu nhỏ được kiểm tra dưới kính hiển vi để kiểm tra tế bào hồng cầu có hình dáng bình thường không.

2. Nhận biết yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ thiếu máu ở trẻ em bao gồm:

  • Uống sữa bò sớm
  • Sinh non hoặc nhẹ cân
  • Phẫu thuật hoặc tai nạn mất máu
  • Chế độ ăn ít chất sắt, một số vitamin hoặc khoáng chất
  • Bệnh lâu dài, chẳng hạn như nhiễm trùng, bệnh thận hoặc gan
  • Tiền sử gia đình bị rối loạn thiếu máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm

3. Ngăn ngừa thiếu máu trẻ em

Một số cách giúp ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ bao gồm:

• Cho trẻ bú sữa mẹ nếu có thể: Trẻ sẽ nhận đủ chất sắt từ sữa mẹ.

• Dùng sữa bột chứa chất sắt: Nếu trẻ đang dùng sữa bột, bạn hãy sử dụng sữa bột đáp ứng đủ chất sắt.

• Đừng dùng sữa bò cho trẻ trước 1 tuổi: Sữa bò không có đủ chất sắt nên bạn hạn chế không nên cho trẻ uống sữa bò cho đến khi trẻ lớn hơn 1 tuổi hoặc bổ sung được đủ qua chế độ ăn uống.

• Cho trẻ ăn thức ăn giàu chất sắt: Các thực phẩm giàu chất sắt cho trẻ có thể bao gồm thịt đỏ, hải sản, đậu Hà Lan, bông cải xanh, dâu tây, nho khô…

4. Điều trị vấn đề y tế

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, nguyên nhân, độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và sức khỏe tổng thể của trẻ. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Cấy ghép tế bào gốc
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Phẫu thuật cắt bỏ lá lách
  • Truyền máu khi được chỉ định
  • Ngừng các loại thuốc gây mất hồng cầu
  • Dùng chất bổ sung vitamin hoặc khoáng chất

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và cách điều trị thiếu máu ở trẻ em. Tình trạng thiếu máu ở trẻ em thường ít gây triệu chứng và có thể chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu, vì thế bạn hãy đưa trẻ đi thăm khám định kỳ để ngăn ngừa sớm nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Các dấu hiệu tổn thương gan phổ biến

(42)
Người ta thường không chú ý đến các dấu hiệu tổn thương gan cho đến khi bệnh đã ở vào giai đoạn muộn. Hiểu biết về các dấu hiệu của tổn thương gan ... [xem thêm]

Cách đo kích thước dương vật theo y khoa

(12)
Vấn đề băn khoăn muôn thuở của cánh mày râu chính là: liệu kích thước dương vật của mình có phải là quá nhỏ? Thực tế là các câu hỏi dạng này luôn ... [xem thêm]

10 ảnh hưởng của stress: Điều thứ 9 nghiêm trọng hơn bạn nghĩ!

(85)
Ở từng thời điểm trong cuộc đời, mỗi người đều trải qua những áp lực riêng dẫn đến tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, đó không chỉ là cảm xúc về ... [xem thêm]

Cách giảm mỡ bắp chân để bạn có vóc dáng chuẩn siêu mẫu

(20)
Để sở hữu đôi chân thon gọn và săn chắc, không ít các sao Việt nỗ lực tập luyện thể dục và thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Bạn có muốn ... [xem thêm]
Đang tải ...

Đi tìm nguyên nhân sử dụng vòng tránh thai nhưng vẫn mang thai

(72)
Việc sử dụng vòng tránh thai là một trong những cách ngừa thai hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, dù được xem là hiệu quả nhưng thực tế, tỷ lệ ngừa thai ... [xem thêm]

Kháng thuốc trong quá trình điều trị ung thư vú

(36)
Mặc dù ngày nay hóa trị phát triển rất mạnh và ngày càng phức tạp, nhưng không phải lúc nào hóa trị cũng có tác dụng 100% lên tất cả các loại ung thư. Khi ... [xem thêm]

[Infographic] Bí ẩn mặt trăng và sức khỏe con người

(49)
Khá nhiều tin đồn về ngày đèn đỏ khiến phụ nữ dễ lầm tưởng là đúng nhưng thật ra lại không chính xác. Hãy cùng kiểm tra xem liệu bạn có hiểu biết ... [xem thêm]

8 lợi ích tuyệt vời của tinh dầu bơ đối với da

(70)
Mặc dù dầu bơ được biết đến nhiều nhất vì công dụng trong nấu ăn, nhưng nó cũng đem lại nhiều lợi ích trong việc chăm sóc da. Tinh dầu bơ còn là một ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...