Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Khám phá thị giác của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

(4.41) - 37 đánh giá

Khi bé ngày càng tương tác nhiều với môi trường xung quanh, bạn sẽ nhận thấy khả năng thị giác của bé cũng sẽ tăng và phát triển theo. Bé sẽ nhìn được nhiều thứ hơn so với thời điểm vài tháng trước đây mà không bị lé mắt và cũng có thể phân biệt được nhiều màu sắc hơn.

Bé sẽ sử dụng đôi mắt của mình để xác định đối tượng nhìn và cố gắng tìm ra đối tượng đó là gì và cách thức hoạt động của nó. Thị giác cũng hỗ trợ bé nhận biết người quen và người lạ.

Những cột mốc phát triển thị giác

Vào khoảng 6 – 12 tháng tuổi, bé có thể:

  • Nhìn khá tốt và thậm chí có thể tập trung nhìn vào các đối tượng chuyển động nhanh.
  • Vận động cùng lúc với việc nhìn.
  • Định vị một món đồ chơi trong phòng, tập trung nhìn, bò đến vị trí của món đồ chơi, nhặt nó lên và sau đó đặt món đồ chơi về chỗ cũ.

Bé có thể có khả năng:

  • Thích thú khi nhìn vào những cuốn sách ảnh giống nhau lặp đi lặp lại nhiều lần và tập trung vào những hình ảnh nhất định nào đó.
  • Yêu thích những món đồ chơi có thể tháo ra lắp vào.
  • Dành nhiều thời gian nhìn chằm chằm vào món đồ mình thích và cố gắng tìm hiểu xem làm thế nào hay tại sao chúng lại có thể hoạt động.
  • Nhận ra mọi người đứng ngoài phòng.

Bạn nên làm gì để giúp bé phát triển thị giác?

Hãy đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra mắt theo đúng lịch khám thường xuyên. Các bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc, liên kết của mắt, khả năng di chuyển chính xác ở mắt và tìm những dấu hiệu của bệnh về mắt bẩm sinh hoặc các vấn đề khác ở bé. Cho bác sĩ biết nếu bạn hoặc người bạn đời có tiền sử bị các vấn đề nghiêm trọng về mắt – đặc biệt là các bệnh xuất hiện trong thời thơ ấu.

Hãy dẫn bé đi xem những địa điểm mới lạ. Bạn có thể chỉ cho bé thấy những cảnh tượng xung quanh và gọi chúng bằng tên. Bằng cách này, bạn có thể tăng cường sự tập trung và chú ý của bé với thế giới xung quanh.

Trẻ ở tuổi này thích các cuốn sách thiết kế phức tạp hơn và đã có thể phân biệt được màu sắc. Hãy thử cho bé tập đọc sách có những cuốn sách có hình ảnh lớn, màu sắc rực rỡ để bé quan sát. Bạn cũng có thể kích thích thị giác của bé bằng những chuyến đi: bạn có thể cho bé đi bộ trong khu phố, đi đến siêu thị hoặc dẫn bé đi sở thú. Tất cả những điều này sẽ cho bé một cơ hội tuyệt vời để quan sát những điều mới.

Những điều bạn cần lưu ý

Hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy các vấn đề này ở bé:

  • Hai mắt đảo vào trong, ra ngoài hoặc không di chuyển cùng hướng.
  • Không thể nhìn hoặc nhận ra các vật hoặc người ở xa.
  • Khóc dai dẳng, mắt chảy nhiều dịch, tạo thành gỉ mắt hay bị đỏ mắt.
  • Nheo mắt thường xuyên hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mí mắt rũ xuống.
  • Ngứa hoặc gãi mắt nhiều.

Bạn có thể quan tâm:

Khám phá thính giác ở trẻ từ 6 – 1 2 tháng

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Điều trị tinh dịch loãng để sớm có tin vui

(23)
Nếu muốn cải thiện tình trạng tinh dịch loãng hơn bình thường, bạn cần tìm ra đúng nguyên nhân và kiên nhẫn điều trị. Khi giải quyết được những vấn ... [xem thêm]

Hạ đường huyết ở phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ

(74)
Bạn có biết khi nào chỉ số đái tháo đường thai kỳ là bình thường? Điều này rất cần thiết vì bạn có thể nhận ra ngay khi mình đang bị hạ đường ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa những cơn đột quỵ và tình trạng sa sút trí nhớ

(93)
Tìm hiểu chungRối loạn trí nhớ là bệnh gì?Rối loạn trí nhớ là kết quả của việc cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở việc lưu trữ, duy ... [xem thêm]

Thai nhi 27 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(84)
Sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổiThai nhi 27 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này sẽ có kích thước cỡ bông súp lơ. Thời điểm 27 tuần tuổi, bé ... [xem thêm]
Đang tải ...

Bé mọc răng: Triệu chứng và phương pháp giảm đau

(25)
Bé bắt đầu mọc răng cũng là lúc bố mẹ cảm thấy rất đau đầu. Bé thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn hay thậm chí là bị sốt. Tất cả những điều ... [xem thêm]

{Video} 6 mẹo đơn giản đánh bay mỡ bụng để có vòng eo thon gọn

(69)
Sử dụng đai đỡ bụng bầu thực sự là một lựa chọn lý tưởng được khuyến khích và không gây hại cho em bé của bạn.Đai đỡ bụng bầu được thiết kế ... [xem thêm]

4 cách đặt tay khi ngồi thiền để tìm lại sự bình yên

(64)
Thiền là phương pháp giúp ta sống trọn vẹn với hiện tại, tìm được bình an trong tâm hồn và còn có lợi ích giúp cải thiện chuyện ấy. Tuy nhiên, không ... [xem thêm]

10 mẹo để đối phó với trẻ kén ăn

(63)
Có phải đứa trẻ chưa tới tuổi đến trường của bạn thường từ chối ăn bất mọi thứ trừ gà viên chiên giòn? Hay bé ham chơi đùa tới mức không thèm ăn? ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...