Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị mụn sữa?

(4.29) - 91 đánh giá

Trẻ sơ sinh bị mụn sữa (hay còn gọi là mụn kê) là một tình trạng khá phổ biến. Tuy vấn đề này không nguy hiểm nhưng cũng khiến nhiều bố mẹ lo lắng.

Có khoảng 40 – 50% trẻ sơ sinh bị mụn sữa và thường xuất hiện ở má, mũi hoặc cằm. Một số bé ít bị mụn sữa trong khi một số khác bị nhiều hơn. Mụn sữa có thể xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sinh nhưng với những bé sinh non, mụn sữa có thể không xuất hiện. Tuy mụn sữa không gây đau đớn hoặc lây nhiễm, nhưng có thể khiến bé khó chịu. Mụn thường sẽ biến mất mà không cần điều trị trong 2 – 3 tuần.

Nguyên nhân gây ra mụn sữa là gì?

Mụn sữa xuất hiện có thể là do phì đại tuyến bã nhờn hay hormone của mẹ kích thích hoạt động của các tuyến bã nhờn chưa phát triển trong người bé khi còn nằm trong bụng mẹ.

Bạn nên làm gì khi con bị mụn sữa?

Mụn sữa sẽ khô, bong ra và tự động biến mất trong vòng vài tuần đến 1 – 2 tháng. Do đó, bạn không cần quá lo lắng và không dùng kem, thuốc mỡ hay cố nặn chúng, vì như vậy có thể gây sẹo.

Bạn cũng không rửa hay chà xát mạnh vào vùng da có mụn sữa vì điều đó không giúp ích gì, thậm chí còn gây kích ứng da bé. Tốt nhất, bạn hãy kiên nhẫn và không cần làm gì cả. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ loại dành riêng cho trẻ sơ sinh để rửa sạch làn da của bé vào sáng và tối trước khi đi ngủ, để da tự khô, không dùng khăn lau vì vi khuẩn từ khăn có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Sau thời gian trên, nếu mụn sữa không biến mất, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

Nếu bị mụn sữa, khi lớn lên bé sẽ bị mụn trứng cá?

Những người bị mụn trứng cá thường là do di truyền. Nếu ở tuổi dậy thì, bạn hoặc chồng có mụn trứng cá thì bé cũng có khả năng bị mụn trứng cá khi bước vào giai đoạn này. Do đó, không có mối liên quan giữa mụn sữa và mụn trứng cá.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Cân nặng của mẹ khi thụ thai nên là bao nhiêu?

(93)
Theo nghiên cứu, phụ nữ thừa hoặc thiếu cân sẽ có cơ hội thụ thai thấp hơn từ 23 đến 43% so với những phụ nữ khác. Chính vì vậy, cân nặng của mẹ khi ... [xem thêm]

7 cách làm mặt nạ đu đủ giúp trắng da, trị thâm nám

(79)
Đu đủ với nguồn dinh dưỡng phong phú cùng các vitamin và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và duy trì sức khỏe tốt. ... [xem thêm]

Những loại thuốc bổ gan từ thiên nhiên bạn không thể bỏ qua

(44)
Gan có vai trò quan trọng trong cơ thể, vì vậy việc tăng cường chức năng gan là rất cần thiết. Bên cạnh các thuốc bổ gan được bán ngoài thị trường, một ... [xem thêm]

DHA quan trọng như thế nào đối với trẻ nhỏ?

(50)
Tên gốc của DHA: Omega 3Phân nhóm: nhóm thuốc cho hệ tim mạchTên biệt dược: Lovaza®, Animi-3®, Cardio Omega Benefits®, Divista®, Dry Eye Omega Benefits®, EPA Fish Oil®, Fish ... [xem thêm]
Đang tải ...

Tác hại không ngờ khi trì hoãn tiêm chủng cho trẻ

(10)
Bố mẹ thường trì hoãn tiêm chủng cho trẻ vì những lo lắng không rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tiêm phòng trễ có thể gây ra nhiều tác hại ... [xem thêm]

Trị vẩy nến: nên bôi và uống gì?

(98)
Điều trị vẩy nến thường đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm thay đổi lối sống, dinh dưỡng và thuốc men. Kế hoạch điều trị ... [xem thêm]

PHA: Cách tẩy tế bào chết hóa học mà da nhạy cảm tìm kiếm

(93)
Tẩy da chết là một bước không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da từ cơ bản đến nâng cao. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, không thể chịu áp lực ma ... [xem thêm]

Trị mụn đỏ và những sai lầm con gái thường mắc phải

(12)
Bạn sẽ làm gì nếu phát hiện trên gương mặt xuất hiện những nốt mụn đỏ đau rát và mất thẩm mỹ? Tự tay nặn mụn, dùng che khuyết điểm để “vùi ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...