Mách mẹ bí quyết chữa “nứt cổ gà” khi cho bé bú

(4.47) - 38 đánh giá

Cho con bú sữa mẹ là cách tốt nhất để bé hấp thu chất dinh dưỡng ngay từ những tháng đầu đời. Tuy nhiên, khi cho con bú, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác ngực bị kéo căng, và lâu ngày có thể dẫn đến những vết nứt thậm chí gây chảy máu trên bầu ngực. Chúng tôi mách ngay cho bạn những mẹo nhỏ giúp bạn nhanh chóng giảm đau và sớm lấy lại làn da mịn màng của “đôi gò bồng đảo”.

Sử dụng sữa của bạn thoa lên đầu núm vú

Bạn hãy vắt 1 ít sữa và để nó khô tự nhiên trên núm vú, sữa mẹ có thể làm bạn cảm thấy bớt đau hơn, trong sữa cũng chứa chất kháng khuẩn tự nhiên giúp lành vết nứt. Tuy nhiên, nếu bé đang bị tưa miệng thì bạn không nên dùng sữa để làm dịu vết nứt, vì nấm men có thể phát triển trong môi trường sữa và làm nhiễm trùng vết nứt.

Rửa sạch đầu vú sau khi bạn cho con bú

Cách đơn giản mà hiệu quả đó là bạn nên rửa sạch đầu vú sau khi cho con bú. Bạn nên rửa sạch hết nước bọt và sữa khô còn đọng lại trên đầu vú bằng loại xà bông không mùi, rửa nhẹ nhàng để tránh gây kích ứng da. Sau đó rửa lại với nước thật sạch để tránh xà bông còn đọng lại trên đầu vú và lau khô bằng vải mềm.

Sử dụng một số loại mỡ kháng sinh

Nếu bạn có vết nứt lớn, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại mỡ kháng sinh để bôi lên vị trí nứt. Bạn nên chọn loại mỡ có nguồn gốc thiên nhiên và không có hại cho trẻ sơ sinh.

Rửa sạch bằng nước muối

Bạn có thể tự pha nước muối để rửa sạch vị trí có vết nứt. Pha nửa muỗng cà phê muối vào ly nước sạch và ngâm đầu vú trong nước muối khoảng 5 phút, sau đó, rửa lại với nước sạch để trôi hết muối còn bám lại trên đầu vú.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu bạn cảm thấy quá đau, bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen trước khi cho bé bú 30 phút.

Thay đổi tư thế cho bé bú

Ngoài ra, bạn cũng nên thử bế bé và cho bú ở một tư thế khác. Hãy cố gắng tìm một tư thế bú mà cả bé và mẹ đều cảm thấy thoải mái và để bé có thể ngậm vú đúng cách.

Bạn nên khám bác sĩ nếu tình trạng rạn nứt da ở vùng ngực khi cho bé bú kéo dài và gây đau đớn để có những chuẩn đoán và điều trị phù hợp nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách làm bánh chưng xanh chào Tết 2021

(93)
Vào ngày Tết, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng gia tiên. Để có những chiếc bánh chưng thơm ngon, vẹn tròn trong mâm cỗ ngày Tết, ngoài ... [xem thêm]

7 biến chứng trong quá trình sinh nở thường gặp

(17)
Quá trình sinh nở là một hành trình vô cùng phức tạp và tiềm ẩn nhiều biến chứng. Tìm hiểu kỹ những biến chứng trong quá trình sinh nở và nguyên nhân có ... [xem thêm]

Nha khoa thẩm mỹ: Các phương pháp bạn nên biết

(42)
Ngày nay, nha khoa thẩm mỹ đang trở nên phổ biến, từ làm trắng, chỉnh hình răng, trám răng hay trồng răng. Các nha sĩ có rất nhiều công nghệ và thiết bị ... [xem thêm]

U não được xem là nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết

(77)
Bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lên đời sống tình dục lại có thể rất rõ ràng. Mặc dù có ... [xem thêm]

Nhận biết con có bình thường không sau khi chào đời

(92)
Lần đầu làm bố mẹ, chắc hẳn bạn hồi hộp và mong chờ gặp bé cưng của mình. Khi ôm bé trong lòng, bạn sẽ nhận ra con có bình thường không qua một số ... [xem thêm]

10 mẹo đơn giản giúp bạn thoát khỏi bệnh trầm cảm

(22)
Có thể không chữa trị tận gốc, tuy nhiên những mẹo đơn giản sẽ giúp cản trở căn bệnh trầm cảm không thể phát triển nhiều hơn nữa. Từ đó, bạn có hy ... [xem thêm]

Bạn dị ứng sữa bò? Đừng lo, đã có các loại sữa khác thay thế!

(89)
Nếu bạn dị ứng với sữa bò thì sẽ buộc phải hạn chế hoặc loại bỏ sữa bò ra khỏi thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì các ... [xem thêm]

Nhũ hoa sậm màu: Nguyên nhân và cách điều trị

(35)
Nhũ hoa sậm màu là một dấu hiệu thường gặp của không ít chị em, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Liệu đây có phải là hiện tượng cơ thể bình thường? ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN