Mát xa chân: Bí quyết giúp bà bầu thoát khỏi chứng phù nề

(3.85) - 68 đánh giá

Phù nề, tê chân là những rắc rối phổ biến mà các bà bầu phải đối mặt trong thời gian mang thai. Để giảm bớt cảm giác khó chịu này, bạn có thể thử các biện pháp mát xa chân nhẹ nhàng.

Mang thai là thời điểm mà cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Ngoài việc vòng eo tăng lên rõ rệt, bạn còn phải đối mặt với tình trạng chân và bàn chân bị sưng đau. Thế nhưng, liệu bà bầu mát xa chân có được không và những trường hợp nào nên tránh sử dụng các thủ thuật này? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé.

Bà bầu mát xa chân có an toàn không?

Mát xa chân là thủ thuật đang được rất nhiều phụ nữ mang thai yêu thích để giảm đau nhức trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, phương pháp này hiện vẫn chưa được bất kỳ cơ quan y tế nào kiểm chứng. Vì vậy, lợi ích của nó vẫn chưa được nhiều người công nhận. Thậm chí, nhiều trung tâm spa, mát xa cũng không dám nhận mát xa chân cho bà bầu.

Thế nhưng, nếu biết cách mát xa chân thì phương pháp này vẫn an toàn, không những vậy nó còn có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Nếu thích mát xa chân, bạn nên chọn những trung tâm uy tín với các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiểu rõ cách mát xa cho bà bầu.

Lợi ích của việc mát xa chân khi mang thai

Mát xa chân mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé:

Về mặt sức khỏe

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ tích tụ rất nhiều chất lỏng dư thừa. Thêm vào đó, tử cung lớn dần còn tạo áp lực lên các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ khiến dòng máu ở chân lưu thông chậm tạo ra hiện tượng ứ đọng, sưng phù, đau nhức. Bà bầu mát xa chân thường xuyên sẽ giảm bớt các triệu chứng đau nhức, khó chịu này.

Về mặt tinh thần

Mát xa chân sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh, xoa dịu tâm trí. Điều này rất cần thiết cho các bà bầu mới lần đầu làm mẹ, những người luôn lo lắng và căng thẳng về quá trình sinh nở cũng như việc chăm sóc em bé sau khi sinh. Đối với bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm, mát xa chân có thể giúp cải thiện tâm trạng. Từ đó, bé sinh ra sẽ khỏe mạnh, giảm nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân.

Tốt cho thai nhi

Các động tác mát xa không chỉ tăng cường sức khỏe của mẹ mà còn kích thích sự phát triển của bé. Khi xoa bóp bàn chân, bé cưng trong bụng còn có thể cảm nhận nhận được và sẽ phản ứng bằng cách di chuyển bên trong bụng mẹ. Vì vậy, mát xa chân thường xuyên sẽ giúp tăng cường mối liên kết giữa mẹ và con.

Cách mát xa chân cho bà bầu

Bà bầu mát xa chân trong tam cá nguyệt thứ ba có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để nhận được tất cả các lợi ích thì bạn cần phải biết các thủ thuật mát xa chân phù hợp cho bà bầu:

Khi mát xa chân, bà bầu hãy ngồi trên một chiếc ghế. Chọn ghế không quá cao, sao cho cả bàn chân có thể tiếp xúc với mặt đất. Sau đó, thoa một lượng dầu mát xa lên bàn chân.

Mát xa bàn chân: Dùng ngón tay cái chà nhẹ vào chỗ nhiều thịt, phía sau mỗi ngón chân, trong vòng 30 giây. Vuốt ve đều đặn, liên tục hoặc nhẹ nhàng di chuyển ngón tay dọc theo bàn chân. Xoa bóp nhẹ nhàng từng kẽ của ngón chân. Để mát xa lòng bàn chân, bạn dùng 2 tay giữ lòng bàn chân, ấn hai đầu ngón cái chậm rãi, dọc theo chiều dài của lòng bàn chân, từ gót tới các ngón chân. Lặp lại các thao tác này và mát xa bàn chân khoảng 5 – 8 phút.

Mát xa cẳng chân: Sau khi mát xa bàn chân, hãy di chuyển tiếp lên khu vực mắt cá chân và mát xa nhẹ nhàng khu vực này. Sau đó, dùng hai tay nhẹ nhàng xoa từ khuỷu chân đến bắp đùi. Nhẹ nhàng xoa bóp bắp chân để giúp lưu thông máu, giảm sưng phù. Cuối cùng, xoa bóp nhẹ nhàng dọc từ bắp đùi xuống bắp chân. Lặp lại các động tác này khoảng 10 phút hoặc lâu hơn rồi đổi sang chân khác.

Những trường hợp nào nên tránh mát xa chân

Mặc dù mát xa chân đem đến cho bà bầu cảm giác thoải mái, dễ chịu nhưng trong những tình huống sau, bà bầu nên tránh mát xa chân:

1. Tiền sản giật

Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ nghiêm trọng do huyết áp tăng cao và có các dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác, thường là thận. Phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng này trong những tháng cuối của thai kỳ. Khi gặp phải biến chứng này, bạn sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, thay đổi thị lực: mắt mờ, mất thị lực… Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng tay chân bị phù và cân nặng tăng đột ngột. Trong trường hợp này, bạn chỉ nên thực hiện mát xa chân khi được bác sĩ đồng ý, còn nếu không hãy tránh làm điều này nhé.

2. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Huyết khối tĩnh mạch sâu là chứng bệnh có liên quan đến tình trạng máu đóng cục trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể, thường là trong những tĩnh mạch nằm sâu bên trong chân. Tình trạng này sẽ khiến chân bà bầu sưng lên khá nhiều, kèm theo đau nhức dữ dội. Nếu bà bầu bị chứng bệnh này, việc mát xa chân có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân là do khi mát xa, bạn sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch, khiến cục máu đông tách khỏi thành tĩnh mạch và bắt đầu di chuyển. Khi di chuyển đến phổi, nó có thể ngăn chặn dòng chảy của máu và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch.

Qua những chia trẻ trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về lợi ích của việc mát xa chân cho bà bầu. Nếu bạn có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu, hãy tránh xa phương pháp mát xa chân nhé.

Ngân Phạm/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phấn ong có gây tác dụng phụ lên cơ thể?

(49)
Từ lâu phấn ong đã được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần lưu ý gì khi sử dụng phấn hoa?Nhiều chuyên gia ... [xem thêm]

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu không đáng sợ

(93)
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu là khái niệm được dùng khi bệnh có những biểu hiện rất nhỏ và có khả năng chữa khỏi cao bằng phương pháp phẫu thuật, ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh thận mạn tính

(91)
Bệnh thận mạn tính là tình trạng thận đã bị hỏng và không thể nào thực hiện các chức năng của nó để đảm bảo cho cơ thể được khỏe mạnh.Nếu ... [xem thêm]

8 tuyệt chiêu đơn giản giúp con cai bú bình

(97)
Con đã lớn nên bạn tìm cách để giúp con cai bú bình? Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 8 cách đơn giản để con không còn bú bình nữa. Hãy thử áp dụng.Thời gian ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hội chứng thai chậm phát triển?

(79)
Hội chứng thai chậm phát triển trong tử cung là tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn nằm trong tử cung, do đó thai sẽ nhỏ hơn so với bình thường. ... [xem thêm]

Tìm hiểu về hiện tượng đau tăng trưởng ở trẻ em

(53)
Đau tăng trưởng ở trẻ em là tình trạng dễ gặp, thường xuất hiện ở chân và sẽ tự khỏi mà không cần đến biện pháp điều trị y tế.Gần đây, bé yêu ... [xem thêm]

Bệnh xã hội: Nguy cơ tiềm ẩn ngay bên cạnh bạn

(92)
Bạn có thể e ngại các loại thức ăn, đồ uống hay môi trường sống mà quên mất rằng người đang nằm bên cạnh mình cũng có thể lây lan bệnh. Đây chính là ... [xem thêm]

Bạn hãy thử dạy trẻ cách cầm đũa vừa vui vừa hiệu quả

(94)
Dạy trẻ cách cầm đũa là một cột mốc phát triển quan trọng đối với nhiều bậc cha mẹ ở châu Á. Một vài mẹo dưới đây của Chúng tôi sẽ giúp việc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN