Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Mẹo hay giúp trẻ uống thuốc đắng “dễ như ăn kẹo”

(4.33) - 66 đánh giá

Trẻ uống thuốc đắng thực sự là một “cực hình” cho cả con và bố mẹ. Tuy nhiên, cá c mẹo đơn giản dưới đây sẽ làm sự việc đơn giản hơn rất nhiều.

Không có bất kỳ đứa trẻ nào lại thích những viên thuốc – bé thích kẹo hơn nhiều! Bé sẽ viện nhiều cớ khác nhau để trì hoãn hay từ chối việc uống thuốc. Đó là lý do tại sao bạn cần một số mẹo nhỏ dưới đây để cho trẻ uống thuốc “dễ như ăn kẹo”.

Thay đổi cách uống thuốc

Bạn có thể hỏi dược sĩ để được cung cấp một ống tiêm nhựa hoặc một cốc nhỏ (chắc chắn rằng nó có chia vạch cho phép bạn đo liều chính xác) – hoặc một thiết bị đo khác bạn nghĩ rằng con sẵn lòng để thử. Sự thay đổi trong cách tiếp cận có thể đánh lạc hướng trẻ và đủ để bạn tận dụng thời gian đó cho thuốc vào miệng bé.

Chia nhỏ thuốc ra

Cho bé uống từng viên thuốc thay vì uống tất cả cùng một lúc cũng là một mẹo nhỏ mà lại hữu hiệu. Bé sẽ “ngán” nếu thấy quá nhiều thuốc, từng viên thuốc một sẽ dễ dàng hơn (và dễ chịu hơn) để nuốt.

Hòa thuốc vào thức ăn/nước uống

Bạn hãy hỏi bác sĩ rằng liệu có thể giấu thuốc vào thức ăn hoặc thức uống hay không. Nếu bạn nhận được sự đồng ý, hãy khuấy đều thuốc vào một lượng nhỏ nước sốt táo, kem hoặc nước ép trái cây. Nhưng bạn nên lưu ý rằng, nếu trộn thuốc vào thức ăn hoặc đồ uống, bé cần ăn hoặc uống toàn bộ thức ăn đó để có được đầy đủ liều lượng.

Đặt thuốc đúng vị trí trên lưỡi làm bé bớt cảm giác đắng

Vị giác tập trung ở phía trước và trung tâm của lưỡi (hiểu đơn giản là đầu lưỡi và giữa lưỡi). Vì vậy để trẻ không cảm thấy vị thuốc, bạn nên dùng thìa nhỏ đặt thuốc sâu vào lưỡi bé.

Khuyến khích bằng phần thưởng

Hứa tặng con một giải thưởng nhỏ nhưng đặc biệt sau khi trẻ uống thuốc xong cũng là một phương pháp hiệu quả. Gợi ý cho bạn: Hình dán hay đồ chơi có thể khuyến khích trẻ mở miệng ra đấy!

Đừng phản ứng tiêu cực

Cho dù bạn đang cảm thấy xót khi cho con dùng một thứ rất khó uống, đừng tỏ ra tội nghiệp về điều đó. Hãy cố tỏ ra vui vẻ để cho trẻ thấy uống thuốc không phải là điều khó khăn, bạn nhé. Nếu bố mẹ cho trẻ uống thuốc với một vẻ mặt nhăn nhó, xuýt xoa, trẻ sẽ nhận thấy rằng mình sắp phải uống một cái gì đó rất khó chịu, và tất nhiên, sẽ càng không sẵn sàng tiếp nhận thuốc.

Cho trẻ lựa chọn

Trao quyền cho trẻ bằng cách cho bé chọn uống trước những loại thuốc có hương vị hay màu sắc khác nhau (nếu có nhiều lựa chọn). Bằng cách đó, bé có thể cảm thấy mình kiểm soát được tình hình chứ không phải bị ép buộc và cũng thấy thích thú hơn nhiều.

Những điều phụ huynh cần lưu ý

Khi cho bé uống thuốc, có những điều mà các bậc cha mẹ nắm rõ, để thuốc được dùng đúng cách và phát huy tác dụng tốt nhất:

  • Thông thường, thuốc không được hấp thu một cách nhanh chóng khi nó kết hợp với thức ăn đặc hay sữa. Nhưng nếu đây là cách duy nhất bạn có thể cho con uống thuốc thì vẫn chấp nhận được. Một số trường hợp ngoại lệ như Penicillin G và Erythromycin – thuốc sẽ mất đi tác dụng khi trộn với các loại thực phẩm có tính axit như nước sốt táo, nước cam, hoặc soda.
  • Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ khi bạn quyết định nghiền nát thuốc. Một số thuốc có thể gây kích ứng dạ dày hoặc có thể mất đi tác dụng nếu bạn phá hủy các lớp phủ bảo vệ bên ngoài.
  • Bạn nên chắc chắn rằng bé nuốt chứ không nhai thuốc sau khi đã được nghiền nát. Nhai có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Một số loại thuốc không được nhai vì chúng cực kì đắng hoặc một số loại thuốc có thể dính vào răng của con bạn trong lúc nhai, khiến trẻ không nhận được đầy đủ liều lượng.
  • Đừng lạm dụng việc kết hợp thuốc với quá nhiều các loại thức ăn hoặc thức uống đặc biệt, con bạn có thể không ăn hết và do đó trẻ sẽ không nhận được đầy đủ liều lượng.
  • Không làm lạnh hoặc làm ấm các loại thuốc để dễ uống hơn. Thay đổi nhiệt độ có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc.
  • Đừng gọi thuốc là kẹo. Bạn hãy nhấn mạnh với con rằng bé đang uống thuốc, không phải kẹo. Và tất cả các loại thuốc phải được để ngoài tầm nhìn và tầm tay của trẻ.

Nếu mẹ đã “hết cách” mà vẫn không thể thuyết phục được con mình uống thuốc, hãy báo với bác sĩ và nhờ đổi thuốc khác, bạn nhé.

Bạn có thể xem thêm:

  • Dạy con biết nghe lời
  • 8 quy tắc dạy con từ thuở còn thơ
  • Nuôi dạy con 5 cách hiệu quả để nói KHÔNG với bé

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

7 bí mật bạn chưa biết về bao cao su dành cho nữ giới

(36)
Bạn muốn chọn một liệu pháp tránh thai nhanh gọn mà lại không lo tác dụng phụ như khi dùng thuốc? Hãy thử nghĩ ngay đến bao cao su dành cho nữ!Bao cao su của ... [xem thêm]

Những điều cần biết về đột quỵ thầm lặng

(81)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Người cô đơn: Đừng mãi thu mình vào vỏ ốc!

(96)
Người cô đơn thường có xu hướng thu mình lại như con ốc rụt vào vỏ, tách biệt với cộng đồng và có nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Liệu có cách ... [xem thêm]

Tìm hiểu về hiện tượng răng sơ sinh khi bé chào đời

(57)
Không ít người bất ngờ khi thấy trẻ vừa chào đời đã có răng sơ sinh. Một số người còn cho rằng miệng bé ngậm ngọc, sau này bé sẽ sung sướng. Tuy ... [xem thêm]
Đang tải ...

7 điều bạn cần thuộc nằm lòng khi tự nhuộm tóc tại nhà

(60)
Bạn đang chuẩn bị nhuộm tóc tại nhà để thay đổi hình ảnh vào năm mới? Hãy lưu ý những một số nguyên tắc quan trọng để tránh làm hỏng mái tóc khỏe ... [xem thêm]

Lợi ích của việc ghi nhật ký thực phẩm

(20)
Các hướng dẫn Các thông tin bạn ghi lại trong nhật ký thực phẩm của bạn sẽ giúp bạn và bác sĩ gia đình của bạn thiết kế một chương trình ăn uống phù ... [xem thêm]

Căng thẳng với chàng vì bệnh giảm ham muốn tình dục

(88)
Giảm ham muốn tình dục là tình trạng khá phổ biến và có thể xuất hiện ở cả 2 phái, làm ảnh hưởng đời sống tinh thần của nhiều cặp đôi.Định ... [xem thêm]

8 lỗi thường gặp khiến bạn dễ “mất điểm” trong nụ hôn đầu

(90)
Nếu không trang bị những kỹ năng cơ bản khi gần gũi nhau, rất có thể nụ hôn đầu của bạn sẽ trở thành “thảm họa” của cả hai đấy!Mối quan hệ say ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...