Những điều cần biết về thuốc Hapacol

(3.64) - 33 đánh giá

Hapacol (acetaminophen) là thuốc giảm đau và hạ sốt hữu hiệu được sử dụng để điều trị nhiều bệnh đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp.

Hapacol là loại thuốc bạn có thể dùng tại nhà. Vậy bạn nên trang bị những kiến thức gì về loại thuốc này để đảm bảo sức khỏe? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé!

Hapacol là gì?

Hapacol (acetaminophen) là thuốc giảm đau, hạ sốt hữu hiệu được sử dụng để điều trị nhiều bệnh đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp.

Thuốc Hapacol tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường và giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.

Bạn nên dùng Hapacol như thế nào?

Thuốc Hapacol có các loại khác nhau và mỗi loại lại có cách sử dụng riêng.

Thuốc siro Hapacol

  • Bạn nên sử dụng Hapacol đúng theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không sử dụng thuốc vượt mức khuyến cáo;
  • Sử dụng Hapacol thường xuyên có thể gây tổn thương gan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Số lượng tối đa cho người lớn là 1 g (1000 mg) mỗi liều và 4 g (4000 mg) mỗi ngày;
  • Nếu bạn uống nhiều thức uống có cồn mỗi ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng Hapacol và không bao giờ dùng quá 2 g (2000 mg) mỗi ngày;
  • Nếu cho trẻ nhỏ dùng thuốc, bạn hãy sử dụng thuốc Hapacol dành cho trẻ em và luôn luôn cẩn thận khi làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Bạn không nên cho trẻ dưới 2 tuổi dùng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ;
  • Bạn nên đong thuốc Hapacol bằng muỗng hoặc ly đo. Nếu bạn không có dụng cụ đo liều, hãy ghé mua ở các nhà thuốc;
  • Nhớ lắc đều thuốc trước mỗi lần sử dụng bạn nhé.

Thuốc viên nhai Hapacol

Thuốc viên nhai Hapacol phải được nhai kỹ trước khi nuốt. Hãy chắc chắn rằng tay của bạn khô ráo khi cầm thuốc. Bạn có thể đặt viên thuốc trên lưỡi và chờ thuốc tan từ từ chứ đừng nhai nát hay nuốt trọn cả viên thuốc, hãy để thuốc hòa tan hoàn toàn trong miệng rồi hãy nuốt.

Thuốc nhét hậu môn Hapacol

  • Bạn không nên dùng loại thuốc này qua đường miệng vì đây là thuốc đặt vào trực tràng. Hãy nhớ luôn rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chèn viên thuốc vào bạn nhé;
  • Bạn nên cố gắng để trống đại tràng và bàng quang ngay trước khi dùng thuốc.

Lưu ý cho bạn

  • Bạn nên tránh cầm thuốc quá lâu vì nó sẽ tan ra trong tay. Tốt nhất bạn nên nằm xuống và chèn mũi viên thuốc từ từ vào cửa hậu môn, giữ viên thuốc bên trong khoảng vài phút trước khi rút tay ra, viên thuốc sẽ tan chảy nhanh chóng sau khi chèn vào và bạn sẽ không cảm thấy khó chịu sau khi đặt thuốc vào hậu môn;
  • Bạn cần tránh sử dụng toilet ngay sau khi chèn thuốc;
  • Khi bạn đang sử dụng Hapacol, xét nghiệm lượng đường trong xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu có thể cho ra các kết quả không chính xác. Bạn hãy trình bày với bác sĩ trước nếu bạn bị tiểu đường và bạn nhận thấy sự thay đổi về lượng đường trong quá trình điều trị.

Bảo quản thuốc Hapacol

Bạn cần bảo quản Hapacol ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nơi ẩm thấp. Các loại thuốc nhét hậu môn có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh.

Chống chỉ định với những người:

  • Người quá mẫn cảm với Paracetamol;
  • Người bệnh thiếu máu, có bệnh tim, phổi, thận;
  • Các trường hợp khác như cơ thể thiếu hụt glucose−6−phosphat dehydrogenase;
  • Người bị suy chức năng gan.

Tác dụng phụ của Hapacol

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, ngừng uống thuốc và đi khám bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Đỏ, bong tróc hoặc phồng rộp da;
  • Phát ban;
  • nổi mề đay;
  • Ngứa;
  • Sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân;
  • Khàn tiếng; khó thở hoặc nuốt.

Liều dùng và cách dùng

  • Bạn nên dùng thuốc cách mỗi 5−6 giờ thì uống một lần;
  • Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: nên uống 1 viên/lần, không nên uống quá 6 viên/ngày.

Lưu ý khi sử dụng Hapacol

  • Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc phải ít nhất 5 giờ;
  • Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng;
  • Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc mà cần có ý kiến bác sĩ khi: có triệu chứng mới xuất hiện, sốt cao (39,5°C) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát, đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.

Chúng tôi đã cung cấp những kiến thức bổ ích vềloại thuốc Hapacol cho bạn rồi đấy. Nếu trong quá trình sử dụng, bạn gặp phải các triệu chứng trên, bạn nên ngưng thuốc và đến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những câu hỏi thường gặp về viêm gan siêu vi C

(83)
Viêm gan siêu vi C hay còn gọi viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng và có thể điều trị được. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn điều trị và ... [xem thêm]

Bạn có nên vẽ Henna hay xăm mình khi mang thai?

(94)
Để lưu giữ một mảnh ký ức, người ta thường chọn cách quay phim, chụp ảnh, ghi âm hay xăm mình. Thế nhưng, liệu có an toàn không nếu bạn xăm mình hoặc vẽ ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây tiểu buốt sau sinh khiến chị em khó chịu

(38)
Hiện tượng tiểu buốt sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đa số sẽ dần hết khi cơ thể bắt đầu phục hồi.Sau khi thiên thần nhỏ chào đời, ... [xem thêm]

Những lưu ý cho phụ nữ khi điều trị bệnh tiểu đường

(24)
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, nước lọc có lẽ là loại nước hoàn hảo và an toàn nhất vì chúng không chứa calo, đường hay carbohydrate. Nhưng ... [xem thêm]

Chảy nước mắt sống: Triệu chứng không thể xem thường

(55)
Bạn có thể chảy nước mắt khi cảm động, vui mừng, đau lòng, tổn thương… là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên chảy nước mắt sống ... [xem thêm]

Cơn bão giáp trạng

(21)
Tìm hiểu chungCơn bão giáp trạng là gì?Cơn bão giáp trạng là một tình trạng đe dọa đến tính mạng, liên quan đến bệnh cường giáp không được điều trị ... [xem thêm]

10 thực phẩm giàu chất sắt bạn nên cung cấp cho cơ thể hằng ngày

(36)
Chứng thiếu hụt sắt chính là dạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất – đặc biệt thường phổ biến ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai, theo Trung tâm ... [xem thêm]

Mụn bọc ở mũi: Trị sao cho nhanh khỏi?

(90)
Mụn bọc ở mũi gây đau đớn mà lại khiến gương mặt bớt xinh đẹp nên bạn luôn muốn nặn thật nhanh. Tuy nhiên, nếu nặn không đúng cách, nốt mụn không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN