Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Những ngộ nhận về corticosteroid trong viêm da dị ứng

(3.59) - 18 đánh giá

Ngộ nhận 1: Không nên dùng corticosteroid dạng bôi tại chỗ ở vùng da nứt nẻ, có vết thương hở hoặc da viêm chảy nước

Corticosteroid dạng bôi tại chỗ có tác dụng làm liền vùng da viêm dị ứng bị nứt nẻ, và có vết thương hở. Mặc dù dễ dàng thấm hơn qua vùng da bị viêm dị ứng, các loại thuốc kem và thuốc mỡ này rất an toàn khi sử dụng đúng theo lời khuyên của bác sĩ và được giảm liều hoặc ngưng sử dụng khi da đã lành lặn. Nếu da bạn nhạy cảm và sưng tấy, có thể là da đã bị nhiễm trùng; trường hợp này bạn nên đi khám bác sỹ.

Hình ảnh minh họa: Corticosteroid dạng bôi

Ngộ nhận 2: Corticosteroid gây ra tình trạng còi cọc và chậm phát triển

Không nên nhầm các loại thuốc kem và thuốc mỡ corticosteroid với loại steroid tăng đồng hóa thường được một số vận động viên sử dụng.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ có nguy cơ hấp thụ vào máu các loại corticosteroid dạng bôi này, đặc biệt khi mà các loại thuốc này có tác dụng rất mạnh và được dùng với lượng lớn hoặc quá thường xuyên, hoặc dùng không đúng cách trong tã hoặc trong các khu vực được che kín (bít kín). Nếu như vậy, trẻ sẽ có nguy cơ chậm phát triển (về chiều cao). Corticosteroid dùng theo dạng thuốc uống hoặc sử dụng trong thời gian quá dài sẽ ngấm vào máu. Việc này sẽ làm cơ thể giảm sản xuất chất corticosteroid tự nhiên, làm yếu khả năng phản ứng miễn dịch và ảnh hưởng việc tăng trưởng, nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.

Corticosteroid dạng bôi khi được dùng đúng lượng và đúng thời hạn dường như không ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng hoặc khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.

Cần nghe theo lời khuyên của bác sỹ khi dùng corticosteroid dạng bôi cho em bé và trẻ nhỏ.

Khi quyết định cần trị liệu bằng corticosteroid dạng bôi, cần phải cân nhắc các nguy cơ tiềm ẩn của việc điều trị so với nguy cơ của bệnh. Nếu không chữa trị bệnh viêm da dị ứng ở dạng nặng, có thể có tác động vô cùng xấu đến sức khỏe, giấc ngủ, khả năng tập trung và học tập, và vấn đề về gia đình, tất cả những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Nếu corticosteroid dạng bôi được dùng đúng cách, các nguy cơ của bệnh nghiêm trọng hơn nhiều so với các nguy cơ của việc điều trị.

Ngộ nhận 3: Corticosteroid dạng bôi có thể làm đổi màu da – làm da sáng hơn hoặc sẫm màu hơn.

Corticosteroid dạng bôi hiếm khi làm đổi màu da, và nếu có, tình trạng đó sẽ hết khi ngưng điều trị. Việc thay đổi màu da thường do từ chính bệnh viêm da dị ứng bởi vì viêm da sẽ làm tăng hoặc giảm các sắc tố làm rám da. Màu da thay đổi do bệnh viêm da dị ứng cũng sẽ hết sau một thời gian, nhưng thường mất khoảng vài tháng.

Ngộ nhận 4: Corticosteroid dạng bôi làm lông, tóc mọc quá nhiều.

Dùng corticosteroid dạng bôi quá lâu đôi khi có thể làm lông tóc mọc nhiều hơn ở vùng da có bôi thuốc, nhưng rất ít và chỉ tạm thời. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm. Thường xuyên gãi ngứa cũng làm lông tóc mọc nhiều hơn chút ít và chỉ trong một thời gian.

Ngộ nhận 5: Corticosteroid dạng bôi sẽ làm kéo dài bệnh viêm da dị ứng và giảm khả năng giúp bệnh tiến triển tốt theo thời gian.

Không có bằng chứng nào cho thấy corticosteroid dạng bôi sẽ thay đổi quá trình phát triển tự nhiên của bệnh.

Ngộ nhận 6: Dùng nhiều kem dưỡng ẩm có thể thay thế corticosteroid dạng bôi.

Tắm gội và dưỡng ẩm cho da đúng cách rất cần thiết để kiểm soát bệnh viêm da dị ứng mãn tính. Mặc dù kem dưỡng ẩm là cách điều trị đầu tiên nhưng chỉ dùng kem dưỡng ẩm mà không có thêm các phương thức điều trị khác chỉ có thể giúp kiểm soát bệnh viêm da dị ứng ở các dạng nhẹ nhất mà thôi.

Chỉ dùng kem dưỡng ẩm không thể giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm da dị ứng ở dạng vừa hoặc nặng. Một khi da bị tấy đỏ (viêm), cần có thêm các loại thuống kháng viêm khác để kiểm soát bệnh. Các loại điều trị kháng viêm gồm có sử dụng corticosteroid dạng bôi, hoặc chất ức chế calcineurin dạng bôi (pimecrolimus), trị liệu bằng đèn cực tím, hoặc các loại thuốc có tác dụng lên toàn cơ thể.

Ngộ nhận 7: Nên luôn dùng corticosteroid dạng bôi với lượng ít hơn lượng kê toa.

Đúng là chỉ nên bôi thuốc một lớp mỏng, nhưng cần phải bôi đủ khắp tất các phần da tấy đỏ. Nguyên tắc bôi thuốc vừa đủ là: nặn một ít thuốc corticosteroid dạng bôi lên đầu ngón trỏ (tay người lớn), khoảng chừng từ đầu ngón đến hết lóng đầu tiên của ngón tay. Lượng thuốc đó gọi là “đơn vị đầu ngón tay” và đủ bôi hết diện tích da bằng khoảng hai lòng bàn tay của người lớn (kể cả các ngón tay).

Chứng nghiện corticosteroid dạng bôi/hội chứng da tấy đỏ/bệnh viêm da dị ứng do steroid gây ra

Trong vài năm qua, hiệp hội bệnh viêm da dị ứng quốc gia (nea) đã nhận được rất nhiều thắc mắc của bệnh nhân về ý nghĩa của thuật ngữ chứng nghiện steroid dạng bôi (tsa), còn gọi là hội chứng da tấy đỏ (rss) hoặc bệnh viêm da dị ứng do steroid gây ra. Dùng steroid dạng bôi là một phương pháp trị liệu quan trọng cho bệnh viêm da dị ứng.

Nên lưu ý rằng các tình trạng gọi là tsa hoặc rss rất ít gặp, và trong các trường hợp ít phổ biết này thì dùng thuốc corticosteroid dạng bôi không phải là cách điều trị phù hợp. Nea đã thành lập một nhóm chuyên gia để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra quan điểm riêng của nea về chủ đề này để tiếp tục giáp dục cho cả các chuyên gia y khoa cũng như bệnh nhân bệnh viêm da dị ứng và người chăm bệnh. Thời gian dự kiến xuất bản về đề tài này là vào cuối năm 2014.

Xem thêm bài viết Bệnh chàm - Viêm da dị ứng của Ths. Trần Ngọc Thể Tú

Tài liệu tham khảo

http://nationaleczema.org/eczema/treatment/topical-corticosteroids/myths-facts/

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. Trần Ngọc Thể Tú - TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức
Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

U xơ nang tuyến vú

(93)
Tìm hiểu chungU xơ nang tuyến vú là bệnh gì?Xơ nang tuyến vú hay còn gọi là u xơ nang tuyến vú, là một trong những dạng tổn thương lành tính thường gặp ở ... [xem thêm]

5 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa ngực

(35)
Tình trạng ngứa ngực thường không phải dấu hiệu nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách cải thiện tình trạng ... [xem thêm]

Trứng không rụng: Làm sao để nhanh có thai?

(60)
Khi đang cố gắng thụ thai, bạn không chỉ cần chú ý hơn đến chu kỳ kinh nguyệt của mình mà còn nên biết rõ về dấu hiệu rụng trứng. Bởi nếu trứng không ... [xem thêm]

Vôi hóa tuyến vú

(57)
Tìm hiểu chungVôi hóa tuyến vú là gì?Vôi hóa tuyến vú là tình trạng canxi lắng đọng trong các mô vú tạo thành các hạt hay nốt canxi. Chúng thường có kích ... [xem thêm]
Đang tải ...

Đau rát vùng kín – âm đạo: 9 nguyên nhân bạn cần biết

(78)
Triệu chứng đau rát vùng kín nếu không nhận biết sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là phụ ... [xem thêm]

Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh: Nguyên nhân do đâu?

(19)
Bạn có dấu hiệu có kinh như chướng bụng, mệt mỏi, đau bụng… nhưng lại không có kinh? Đừng bỏ qua vì đây có thể là triệu chứng ban đầu của các vấn ... [xem thêm]

4 bệnh ngoài da ở vùng kín khiến âm hộ đau rát, khô nứt

(13)
Nhiều phụ nữ tìm cách làm đẹp vùng âm hộ nhưng thật ra việc quan trọng hơn chính là giữ bộ phận này sạch và khỏe trước. Trong bài viết sau, hãy cùng ... [xem thêm]

9 cách có kinh sớm để bạn thoải mái tận hưởng mọi cuộc vui

(90)
Trong một vài trường hợp, bạn muốn tìm cách có kinh sớm để có thể thoải mái tham dự một sự kiện quan trọng hoặc đi chơi cùng gia đình vào đúng kỳ đèn ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...