Những vấn đề về sinh dục ở nam giới

(4) - 87 đánh giá

Hãy làm theo biểu đồ sau để biết thêm thông tin về những vấn đề về sinh dục ở nam giới.

TRIỆU CHỨNG

CHẨN ĐOÁN

CÁCH TỰ CHĂM SÓC

Bắt đầu tại đây

1. Bạn bị sưng hoặc đau ở bìu.

Đến câu hỏi 9.*

Không

2. Đầu dương vật tiết ra chất màu vàng hoặc xanh.

Bạn có thể bệnh lây qua đường tình dục hoặc VIÊM NIỆU ĐẠO.

Hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Không

3. Bạn có cảm giác nóng hoặc rát khi tiểu tiện.

Bạn có thể bị NHIỄM TRÙNG BÀNG QUANG hoặc VIÊM NIỆU ĐẠO.

Hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Không

4. Bạn bị phát ban đau, ngứa hoặc có nốt nhỏ màu đỏ, bị phồng rộp hoặc đau dương vật.

Bạn có thể bị nhiễm trùng, mụn rộp hoặc 1 loại nhiễm trùng khác. Dương vật bị đau có thể là dấu hiệu của ung thư.

Hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Không

5. Bạn bị đau ở thân hoặc đầu dương vật.

Đây có thể là triệu chứng của mụn cóc sinh dục, bệnh GIANG MAI hoặc 1 hình thức ung thư.

Hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Không

6. Toàn bộ đầu dương vật bị đau hoặc sưng.

Bạn có thể bị VIÊM QUY ĐẦU, NHIỄM TRÙNG ĐẦU DƯƠNG VẬT.

Hãy gặp bác sĩ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê 1 loại kem chống nấm hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Trong 1 số trường hợp, có thể cần uống thuốc kháng sinh. Hãy giữ cơ thể sạch sẽ và khô thoáng, tránh các chất dưỡng da vì nó có thể làm tình trạng nặng hơn.

Không

7. Bạn có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch, hoặc bị đau khi xuất tinh.

Bạn có thể bị VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT, 1 sự NHIỄM TRÙNG TUYẾN TIỀN LIỆT hoặc NHIỄM TRÙNG TÚI TINH.

Hãy gặp bác sĩ.

Không

8. Bạn bị đau khi quan hệ tình dục.

Có nhiều vấn đề có thể dẫn đến việc đau khi quan hệ tình dục. Nguyên nhân có thể bao gồm dị ứng với biện pháp tránh thai, tâm trạng lo lắng, VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT, nhiễm trùng hoặc sự lãnh đạm của bạn tình.

Hãy nói với bác sĩ bất cứ sự đau nào của bạn khi quan hệ tình dục.

Không

*9. Bìu của bạn bị đau mặc dù không có tổn thương nào ở tinh hoàn.

Bạn có thể bị NHIỄM TRÙNG NẶNG, chẳng hạn như VIÊM MÀO TINH HOÀN, hoặc XOẮN TINH HOÀN, tình trạng đường máu đến tinh hoàn bị cắt.

KHẨN CẤP

Đi khám bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay.

Không

10. Bạn bị đau nhẹ quanh 1 tinh hoàn.

Triệu chứng của bạn có thể là VIÊM MÀO TINH .

Hãy gặp bác sĩ.

Không

11. Có u cứng không đau ở 1 tinh hoàn.

U không đau có thể là triệu chứng của u tinh dịch, 1 dạng u không phải ung thư, nhưng nó cũng có thể là UNG THƯ TINH HOÀN

Hãy gặp bác sĩ. Hỏi bác sĩ về phương pháp tự kiểm tra tinh hoàn, điều này có thể giúp bạn tìm ra được khối u khi nó vẫn còn có thể chữa trị được.

Không

12. Bạn có một chỗ sưng đau trong bìu ở 1 hoặc cả 2 bên.

Bị sưng kèm theo tĩnh mạch giãn, có thể thấy được, thường bị 1 bên, là triệu chứng của GIÃN TĨNH MẠCH TINH. Bị sưng không đau 1 hoặc 2 bên tinh hoàn có thể là dấu hiệu của TRÀN DỊCH MÀO TINH HOÀN. Chỗ sưng của bạn cũng có thể do các khối u nhỏ.

Hãy gặp bác sĩ để loại trừ các tình trạng nghiêm trọng khác. Tuy giãn tĩnh mạch tinh và tràn dịch màng tinh hoàn không đe dọa tính mạng nhưng cũng có thể cần phẫu thuật để chữa bệnh.

Không

13. Bạn bị có khối sưng mềm trên tinh hoàn và bị đau nhiều khi hoạt động, mang vác hoặc ho.

Đây có thể là THOÁT VỊ BẸN

Hãy gặp bác sĩ. Nếu thoát vị nhỏ, bác sĩ có thể đề nghị bạn theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu phát triển của nó. Nếu thoát vị lớn và đau, bạn có thể phải phẫu thuật.

Không

Để biết thêm thông tin hãy nói chuyện với bác sĩ. Nếu bạn nghĩ vấn đề thực sự nghiêm trọng, hãy gọi điện cho bác sĩ ngay lập tức.

Công cụ này đã được xem xét bởi các bác sĩ và chỉ dành cho mục đích giáo dục. Nó không phải là sự thay thế cho các chỉ dẫn y khoa. Những thông tin này không nên được tin tưởng để đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi được khám trực tiếp và đầy đủ.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/health-tools/search-by-symptom/genital-problems-men.html

Biên dịch - Hiệu đính

Phan Đỗ Hương Giang - Ths.BS. Nguyễn Thế Lương - Ths.BS. Trần Thế Hoàng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệu chứng đau bụng mạn tính

(95)
Đau bụng thường xuyên hoặc thường tái phát còn được gọi là đau bụng mạn tính, có thể rất khó để chẩn đoán, làm bối rối cho bạn lẫn bác sĩ. Các ... [xem thêm]

Các vấn đề về đầu gối

(31)
​Đau, sưng, cứng và “ứ nước” là những vấn đề thường gặp ở đầu gối. Bạn hãy làm từng bước theo sơ đồ dưới đây để nắm thêm thông tin về ... [xem thêm]

Những vấn đề về mắt

(43)
Đau mắt, đỏ mắt hay những thay đổi về thị lực có thể là dấu hiệu của những bệnh lí mắt cần phải khám bác sĩ. Hãy xem biểu đồ dưới đây để có ... [xem thêm]

Triệu chứng sưng mặt

(63)
Hãy theo dõi biểu đồ này để giúp bạn có thể phân biệt được các dạng khác nhau của chứng sưng mặt. TRIỆU CHỨNG CHẤN ĐOÁN TỰ CHĂM SÓC ... [xem thêm]

Rụng tóc – Nguyên nhân gây rụng tóc

(31)
Rụng tóc tạm thời hay vĩnh viễn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đôi khi, rụng có thể hồi phục, tùy thuộc vào nguyên nhân. Hãy theo dõi sơ đồ sau để ... [xem thêm]

Các bệnh thường gặp ở mắt cá chân

(20)
​ Những thông tin ở bảng dưới đây cho ta biết về các vấn đề thường gặp ở mắt cá. TRIỆU CHỨNG CHẨN ĐOÁN PHƯƠNG PHÁP TỰ CHĂM SÓC ... [xem thêm]

Sốt ở trẻ em – Tiếp cận triệu chứng

(11)
​Trẻ nhỏ khó khăn khi giữ nhiệt kế ở trong miệng, bạn có thể kiểm tra nhiệt độ bằng đường trực tràng hoặc hỏm nách (duới cánh tay). ... [xem thêm]

Chứng nôn mửa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

(72)
​Cha mẹ thường không yên tâm khi con mình không thể ăn hay không tiêu hóa thức ăn. Nhiều bệnh nhẹ có thể dẫn đến chứng “dạ dày chua” hoặc không có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN