Phụ nữ có nên dùng gừng khi mang thai?

(4) - 100 đánh giá

Gừng đã trở thành một phương thuốc truyền thống trong nhiều nền văn hóa qua hàng ngàn năm. Những lợi ích mà phương thuốc tuyệt vời này đem lại là rất nhiều. Tuy nhiên, cũng như các loại củ khác, gừng cũng có tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.

Củ gừng rất quen thuộc với chúng ta và được trồng ở khắp nơi trên đất nước. Hầu hết mọi người đều biết đến loại củ này như một gia vị ăn kèm với sushi và cũng có thể thưởng thức hương vị cay nồng của nó bằng cách uống trà. Bên cạnh đó, tác dụng trị cảm lạnh, hạ đường huyết, chống say tàu xe của loại củ này đã giúp nó được mệnh danh là nhân sâm của Việt Nam. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng gừng vào buổi sáng nếu không muốn có hại cho sức khỏe.

Tác dụng tuyệt vời của gừng

Gừng không chỉ là một loại gia vị mà còn là một phương thuốc dân gian thông thường để điều trị đau bụng và buồn nôn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tuyến nước bọt. Các nghiên cứu cho thấy việc dùng loại củ này có thể làm giảm buồn nôn và ốm nghén ở một số phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thai phụ nên cẩn trọng vì nó có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, đặc biệt là khi dùng ở liều cao. Để biết thêm thông tin, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, loại củ này còn giúp giảm buồn nôn do chóng mặt vì say xe, phẫu thuật hoặc hóa trị. Trong một nghiên cứu, hơn 60% phụ nữ cảm thấy gừng làm dịu đi các cơn đau. Điều này cho thấy củ này cũng có tác dụng giảm đau và cũng có thể giúp ích cho những ai bị:

  • Bệnh thấp khớp;
  • Đau cơ và khớp;
  • Đau đầu;
  • Sưng viêm;
  • Đường huyết cao;
  • Cholesterol cao;
  • Bệnh Alzheimer;
  • Bệnh đông máu.

Tác dụng phụ của gừng

Bên cạnh những tác dụng có lợi, loại củ này cũng có một vài tác dụng phụ. Nó có thể gây ra:

  • Đầy bụng;
  • Ợ nóng;
  • Đau bụng;
  • Sưng miệng.

Liều cao − trên 5g mỗi ngày − làm tăng khả năng gây ra tác dụng phụ. Gừng đắp trên da có thể gây nổi ban. Ngoài ra, củ này cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn mắc chứng rối loạn đông máu, sử dụng gừng có thể không an toàn. Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng nếu bạn:

  • Đang mang thai;
  • Bị tiểu đường;
  • Có vấn đề về tim mạch;
  • Không biết liệu gừng có an toàn cho trẻ em hay cho phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ.

Nếu bạn thường xuyên uống thuốc, hãy đến bác sĩ tư vấn trước khi bắt đầu dùng gừng. Chúng có thể tương tác với chất chống đông máu, thuốc cho bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 mẹo thiết yếu về tình dục cho người bị tiểu đường

(87)
Tình dục cho người bị tiểu đường là một vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Tình trạng đường huyết có thể ảnh hưởng lớn đến cảm giác của ... [xem thêm]

Thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

(86)
Mỗi tháng một lần, chu kỳ kinh nguyệt lại tìm đến bạn. Chuyện này xảy ra bình thường đến nỗi bạn chẳng mấy để tâm đến nó, dù đôi lúc nó gây ra ... [xem thêm]

Nicotine trong thuốc lá gây nghiện mạnh đến mức nào?

(23)
“Nicotine gây nghiện chẳng kém gì heroin hay cocaine”. Theo một nghiên cứu của ĐH Boston, Hoa Kỳ thì cứ 10 người cai hút thuốc, có từ 6-9 người tái nghiện. ... [xem thêm]

Ăn và uống nước ép lựu trong thai kỳ có an toàn không?

(88)
Nếu bạn muốn biết liệu ăn và uống nước ép lựu trong thời kỳ mang thai có lợi ích dinh dưỡng nào hay không, bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.Như ... [xem thêm]

Buồn ngủ sau khi ăn: Chuyện bình thường!

(22)
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mình lại buồn ngủ sau khi ăn no? Đâu là những nguyên nhân và có biện pháp nào hạn chế điều này không? Hiện tượng buồn ... [xem thêm]

8 bí quyết giúp bạn chăm sóc người cao tuổi ngay cả khi bận rộn

(71)
Những người lớn tuổi như ông bà hay cha mẹ chúng ta rất cần sự quan tâm của con cháu để không cảm thấy cô đơn khi về già. Với cuộc sống hiện đại quá ... [xem thêm]

Ngoại tình trong tư tưởng: Khởi đầu từ những tổn thương

(39)
Đừng vội cho rằng chỉ có những ai không chung thủy mới ngoại tình trong tư tưởng, nguồn gốc của vấn đề đôi khi lại thuộc về chính mối quan hệ của ... [xem thêm]

Đo huyết áp tại nhà là gì?

(94)
Tên kĩ thuật y tế: Đo huyết áp tại nhàBộ phận cơ thể/ Mẫu thử: Cánh tayTìm hiểu chungĐo huyết áp tại nhà là gì?Đo huyết áp tại nhà là xét nghiệm đo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN