Phương pháp điều trị 7 bệnh thường gặp ở nhũ hoa

(3.55) - 70 đánh giá

Rất nhiều trường hợp có thể dẫn đến các bệnh ở nhũ hoa. Những nguyên nhân đó có thể là do bạn đang mang thai, nhũ hoa bị nhiễm trùng, vú có u hoặc bướu lành tính, suy giáp,..

Phương pháp chữa trị các vấn đề này được đưa ra dựa trên nguyên nhân gây ra chúng. Dưới đây là 7 bệnh về nhũ hoa tiêu biểu:

1. Nhiễm trùng

Bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một loại thuốc phù hợp. Chẳng hạn như nguyên nhân gây ra vấn đề nơi nhũ hoa là nhiễm khuẩn thì cần tiêm vào cơ thể thuốc kháng khuẩn. Nếu bạn bị nhiễm nấm như nấm candida thì bác sĩ sẽ kê một loại thuốc chống nấm đường uống hoặc dán vào da.

2. U, bướu nhỏ lành tính

Tùy thuộc vào dạng tổn thương của khối u lành tính mà bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Trong quá trình này bác sĩ sẽ lên một lịch trình kiểm tra đều đặn cho bạn để theo dõi diễn tiến của khối u.

3. Ngứa và có vảy

Theo các bác sĩ nếu đầu nhũ hoa có cảm giác ngứa và có vảy thì có thể bạn đang mắc chứng chàm bội nhiễm. hiện tượng này thường sảy ra với các bạn gái ở độ tuổi dậy thì, xuất hiển ở cả hai đầu nhũ hoa.

Nếu gặp hiện tượng trên bạn có thể bôi kem trị liệu để khắc phục. Trên thực tế rất ít trường hợp chàm bội nhiễm ở nhũ hoa gây ra ung thư vú, nhưng nếu bạn thấy chàm bội nhiễm chỉ xuất hiện ở một bên vú, kèm theo các biểu hiện đau hay chảy mủ thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm ra nguyên nhân.

4. Sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động kém khi cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Điều này có thể đảo lộn sự cân bằng bình thường của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Bạn có thể điều trị tình trạng này bằng cách uống những loại thuốc điều trị sự giảm hoạt động của tuyến giáp.

5. Giãn ống dẫn sữa

Tình trạng giãn nở hoặc phình ống dẫn sữa thông thường sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn phải nhờ sự can thiệp của phẫu thuật để cắt bỏ các ống dẫn sữa phình to. Trong trường hợp các ống dẫn sữa bị giãn gây ra nhiễm khuẩn ở đầu vú thì bạn phải uống thêm thuốc kháng khuẩn.

6. Khối u ở tuyến yên

Khối u ở tuyến yên được biết đến như u tiết prolactin thường là lành tính và không cần phải điều trị. Vì khối u này nằm trong não nên có thể gây ra những vấn đề về thị giác nếu chúng lớn lên. Trong trường hợp đó, bạn phải phẫu thuật để cắt bỏ chúng.

Hai loại thuốc bromocriptine và cabergoline có thể sử dụng để điều trị khối u tuyến yên bằng cách giảm hormone prolactin trong cơ thể bạn. Nếu như thuốc không có tác dụng và khối u vẫn tiếp tục lớn thì phương pháp điều trị bằng phóng xạ sẽ được thực hiện.

7. Bệnh Paget vú

Phương pháp điều trị loại ung thư này phụ thuộc vào vị trí khối u ở ngực bên cạnh đầu vú. Nếu không còn khối u nào khác nằm ngoài vị trí này thì sẽ điều trị bằng phẫu thuật để cắt đầu vú và quầng vú, tiếp đó là điều trị bằng phóng xạ đối với toàn bộ ngực. Trong trường hợp các bác sĩ phát hiện thấy các khối u khác thì bạn cần phải làm phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ phần vú còn lại.

Bên cạnh đó, nhiều chị em lo lắng khi nhũ hoa mất đi vẻ tươi tắn hoặc nhũ hoa sậm màu do cho con bú sau khi sinh. Hiện tượng này không gây hại gì cho cơ thể người phụ nữ nên bạn có thể yên tâm. Cách khắc phục đó là bạn có thể làm hồng nhũ hoa bằng dịch vụ hoặc những phương pháp tự nhiên tại nhà.

Những va chạm mạnh trong sinh hoạt tình dục cũng có thể là nguyên nhân gây ra những vấn đề tạm thời ở nhũ hoa. Nhũ hoa có thể bị chảy mủ nếu bị tác động quá mạnh.

Tóm lại, bất kể một bệnh nào ở nhũ hoa đều nên phát hiện sớm, được khám và điều trị kịp thời, không nên coi thường. Thực tế, nhũ hoa của bạn có khả năng giao tiếp kì diệu để báo hiệu cho bạn những gì đang xảy ra bên trong cơ thể. Chính vì vậy, bạn cần quan sát và chăm sóc nhũ hoa một cách cẩn thận hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giúp vợ, chồng bạn vượt qua đau khớp đầu gối một cách dễ dàng

(55)
Thông thường, cơn đau đầu gối không cần can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật mà chúng thường dịu đi sau những bài vận động phù hợp. Đau đầu gối là ... [xem thêm]

Sốc giảm thể tích

(86)
Tìm hiểu chungSốc giảm thể tích là tình trạng gì?Sốc giảm thể tích, hay còn gọi là sốc xuất huyết, là tình trạng cơ thể bị mất hơn 20% máu hoặc chất ... [xem thêm]

Phẫu thuật thay khớp gối và những điều bạn cần biết

(94)
Phẫu thuật thay khớp gối giúp bạn phục hồi bề mặt khớp gối chịu tổn thương do bào mòn hoặc bệnh. Mục đích chính của thủ thuật này là loại bỏ cơn ... [xem thêm]

Bạn nói, con cứ làm ngơ? 5 cách khiến trẻ nghe lời

(50)
Trẻ nhỏ thường thích làm những điều theo ý muốn của mình và đôi khi điều đó khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu. Thay vì la mắng con, bạn nên tập cho bé ... [xem thêm]

Đau đầu sau sinh: Nguyên nhân và giải pháp cho mẹ bỉm sữa

(84)
Có đến gần 40% phụ nữ mắc phải chứng đau đầu sau sinh mổ hoặc sinh thường. Tình trạng này còn liên quan đến các cơn đau vai gáy hoặc cổ và có thể ... [xem thêm]

Bệnh suy thận mạn là gì? Các cấp độ của bệnh suy thận và cách phòng tránh

(19)
Suy thận mạn là gì? Suy thận mạn là tình trạng tổn thương thận kéo dài khiến thận bị suy giảm chức năng của thận. Dựa vào thời gian mắc bệnh, suy thận ... [xem thêm]

Top 10 câu hỏi về bệnh thiếu máu

(83)
Thiếu máu, một trong những bệnh rối loạn về máu phổ biến nhất, thường xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể thấp dưới mức bình thường. Tình ... [xem thêm]

7 bí quyết làm mờ nếp nhăn bạn có thể tự làm tại nhà

(75)
Nếp nhăn là một trong những dấu hiệu của quá trình lão hoá mà chúng ta không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể khiến quá trình này diễn ra chậm hơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN