Policosanol

(3.82) - 16 đánh giá

Tên thông thường: 32-C, Dotriacontanol, Heptacosanol, Hexacosanol, Nonacosanol, Octacosanol, Tetracosanol, Tétracosanol, Tetratriacontanol, Tétratriacontanol, Triacontanol.

Tên khoa học: Policosanol

Tìm hiểu chung

Policosanol dùng để làm gì?

Policosanol là một chất có trong mía và các nguồn khác.

Policosanol được sử dụng trong nhiều điều kiện sức khỏe, nhưng cho đến nay, không có đủ bằng chứng khoa học để xác định liệu policosanol có hiệu quả đối với các tình trạng bệnh không.

Policosanol được sử dụng trong các điều kiện ảnh hưởng đến sức khoẻ của tim và mạch máu bao gồm:

  • Đau chân do lưu thông máu kém
  • Tắc động mạch
  • Cholesterol cao di truyền
  • Cholesterol cao

Policosanol có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của policosanol là gì?

Policosanol làm giảm sản xuất cholesterol trong gan và làm tăng sự phá vỡ cholesterol LDL. Policosanol cũng làm giảm độ dính của tiểu cầu trong máu, có thể giúp làm giảm cục máu đông.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của policosanol là gì?

Liều dùng của policosanol có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Policosanol có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của policosanol là gì?

Policosanol có các dạng bào chế viên nang 20mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng policosanol?

Policosanol có thể gây đỏ da và phát ban, chứng đau nửa đầu, mất ngủ hoặc buồn ngủ, khó chịu, chóng mặt, đau bụng, tăng cảm giác nuốt khó, đi tiểu, giảm cân, chảy máu mũi, chảy máu cam và các phản ứng phụ khác.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng policosanol bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của policosanol hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng policosanol với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của policosanol như thế nào?

Policosanol có thể an toàn đối với hầu hết mọi người khi uống liều 5-80mg mỗi ngày trong vòng 3 năm.

Rối loạn xuất huyết: policosanol có thể làm chậm đông máu và tăng nguy cơ chảy máu ở những người có rối loạn chảy máu.

Phẫu thuật: policosanol có thể làm chậm đông máu. Có một mối quan tâm rằng policosanol có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau khi giải phẫu. Ngừng sử dụng policosanol ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin việc sử dụng policosanol trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Tương tác

Policosanol có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng policosanol.

Các sản phẩm có thể tương tác với policosanol bao gồm thuốc chống đông/thuốc chống huyết khối.

Policosanol có thể làm chậm đông máu. Dùng policosanol cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®, những loại khác), ibuprofen (Advil®, Motrin®, những loại khác), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, những loại khác), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®) và những loại khác.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thảo dược eyebright

(81)
Tên thông thường: Aufraise, Augentrostkraut, Casse-Lunettes, Eufrasia, Euphraise, Euphraise Officinale, Euphraise de Rostkov, Euphrasia, Euphraisia Eye Bright, Euphrasia officinalis, Euphrasia ... [xem thêm]

Cây long não là thảo dược gì?

(97)
Tên thông thường: True camphor, hon-sho, laurel camphor, Japanese camphor, kamfertræ (Danish), Kampfer (German), alcanfor (Spanish), laurier du Japon. (French)Tên khoa học: Cinnamomum ... [xem thêm]

Rau diếp xoăn

(37)
Tìm hiểu chungRau diếp xoăn dùng để làm gì?Rau diếp xoăn được sử dụng để chữa chứng chán ăn, khó chịu ở dạ dày, trị táo bón, giúp lợi tiểu và nhuận ... [xem thêm]

Dược liệu địa liền có công dụng gì?

(83)
Tên thường gọi: Địa liềnTên gọi khác: Sơn nại, tam nại, củ thiền liền, sa khươngTên nước ngoài: Kencur, aromatic ginger, sand ginger, cutcherry…Tên khoa học: ... [xem thêm]

Bạc hà mèo, thảo mộc không chỉ dành cho mèo

(13)
Tên khoa học: Nepeta catariaTên gọi khác: Cataire, Catmint, Catnep, Catswort, Chataire, Field Balm, Herbe à Chat, Herbe aux Chats, Hierba Gatera, Menta de Gato, Menthe des Chats, Nepeta ... [xem thêm]

Nấm men bia

(77)
Tìm hiểu chungNấm men bia dùng để làm gì?Men bia được dùng trong quá trình sản xuất bia. Hiện nay nó được dùng để chữa bệnh:Các bệnh tác đường hô hấp ... [xem thêm]

Đậu trường giác là thảo dược gì?

(46)
Tên thông thường: Đậu trường giácTên gọi khác: Algarrobo, Caroube, Carouge, Ceratonia siliqua, Fève de Pythagore, Figuier d’Égypte, Garrofero, Locust Bean, Locust Bean Gum, Locust ... [xem thêm]

7 tác hại của củ dền khi bạn sử dụng sai cách

(83)
Bên cạnh những tác dụng của củ dền, thì món ăn dinh dưỡng này cũng có thể để lại những tác hại nếu bạn sử dụng không đúng cách. Vậy bạn đã biết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN