Retinol là gì? Cách dùng retinol trị mụn, trẻ hóa da

(3.77) - 23 đánh giá

Tham khảo: Tính ngay ngày rụng trứng của bạn nhanh, chính xác

Retinol là gì? Retinol là một trong những thành phần được nghiên cứu rộng rãi nhất về khả năng chống lão hóa, điều trị mụn, giảm nếp nhăn. Vì thế, loại dẫn xuất vitamin A này thường xuyên được nhắc đến như một tiêu chuẩn vàng trong làng chăm sóc da cũng là điều dễ hiểu.

Mặc dù retinol (nhóm chất của retinoid) được bán rất nhiều ngoài thị trường dưới dạng không kê đơn, nhưng trước khi chọn mua một sản phẩm có chứa retinol, bạn cần hiểu retinol là gì? Dẫn xuất nhóm retinoid nào phù hợp với nhu cầu của bạn?

1. Retinol là gì? Làm thế nào để chúng hoạt động tốt trên da?

Retinol là một dẫn xuất của vitamin A. Chúng hoạt động bằng cách trung hòa các gốc tự do trong da, những gốc có thể gây tổn thương đến tế bào collagen.

Collagen là một dạng protein đặc biệt, chiếm tới 25% tổng lượng protein trong cơ thể người, có nhiệm vụ giữ gìn các mô liên kết (connective tissues) như da. Vì thế collagen rất cần thiết cho một làn da khỏe mạnh, trẻ trung.

Khi có tuổi, cơ thể bắt đầu ít sản sinh collagen và elastin tự nhiên. Đồng thời, các tác nhân bên ngoài, bên trong cơ thể cũng bắt đầu phá vỡ hàng rào bảo vệ da gồm: collagen, elastin, chất béo. Điều này có thể góp phần vào các dấu hiệu nám da, chảy xệ, nếp nhăn trên da.

Vậy retinol là gì? Chúng có mối quan hệ như thế nào với collagen và elastin? Ngoài việc bảo vệ, giữ gìn, retinol còn giúp kích thích cơ thể sản sinh thêm nhiều collagen mới. Nhờ vậy, nếu kiên trì sử dụng hoạt chất này, bạn sẽ thấy các nếp nhăn, rãnh cười, vết chân chim được giảm đi, cũng như ngăn ngừa nếp nhăn mới hình thành.

Dùng retinol, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực từ làn da:

  • Kết cấu da
  • Mức độ giữ ẩm
  • Đốm nâu
  • Sắc tố da

Để retinol phát huy công năng tốt, bạn cần sử dụng chúng liên tục, thường xuyên. Bạn có thể dùng retinol trị mụn để điều trị các vấn đề về mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn bọc, nếp nhăn nông hoặc mới trên bề mặt da. Nếu cần giải quyết cái nếp nhăn sâu hơn, bạn cần tìm gặp bác sĩ để có một phương pháp tốt hơn.

2. Da bạn phù hợp với loại retinol nào?

Có 5 loại retinoidschính trong việc điều trị nếp nhăn:

  • Retinyl palmitate: Đây là loại retinoid không kê toa nhẹ nhàng nhất cho da. Bạn có thể tham khảo chúng nếu sở hữu làn da nhạy cảm hoặc quá khô và ít nếp nhăn.
  • Retinaldehyd: Dạng này sẽ mạnh hơn so với retinyl palmitate.
  • Retinol: Đây là thành phần mạnh nhất được tìm thấy trong các sản phẩm có chứa nhóm chất retinoid không kê đơn.
  • Tretinoin: Một dạng retinoid mạnh và cần được kê toa từ bác sĩ.
  • Tazarotene: Loại này mạnh nhất, dùng để điều trị các vấn đề lão hóa nhiều, cần có sự can thiệp liều dùng từ bác sĩ.

Bên cạnh câu hỏi retinol là gì, thì lý do lựa chọn retinol thay vì các dẫn xuất vitamin A khác cũng rất được quan tâm. Thông thường, retinol sẽ là lựa chọn bôi ngoài ít kích ứng và nhẹ nhàng nhất. Với các dạng retinoids còn lại, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Kết cấu của một sản phẩm có chứa retinol cũng ảnh hưởng ít nhiều đến công dụng của chúng. Nếu bạn sử dụng các loại retinol dạng gel có chứa cồn, được coi là hiệu quả nhất trong tất cả các công thức vì da dễ hấp thụ, sẽ phù hợp với làn da dễ bị mụn trứng cá hoặc da nhạy cảm. Trường hợp bạn thuộc da khô, retinol ở dạng kem sẽ hoạt động tốt và hiệu quả hơn trên làn da bạn.

3. Cách dùng retinol khi chăm sóc da

Kiểm tra mức độ nhạy cảm của da khi dùng retinol

Trước khi thêm bất kỳ sản phẩm mới nào vào các bước chăm sóc da cơ bản hằng ngày, bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm hoặc thành phần đó không gây kích ứng, phản tác dụng trên da. Bạn có thể áp dụng cách nhỏ này để kiểm tra xem sản phẩm retinol có phù hợp với da bạn hay không?

Bạn thoa sản phẩm lên vùng da cẳng tay, che phủ, tránh tiếp xúc phần da có dùng retinol với ánh nắng mặt trời khoảng 24 tiếng. Nếu không gặp triệu chứng gì khác thường, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm retinol trị mụn hoặc các mục đích dưỡng dã khác ở mặt.

Tần suất áp dụng cách sử dụng retinol

Làn da mong manh luôn cần có thời gian để thích nghi và làm quen với sản phẩm, hoạt chất mới. Cách sử dụng retinol cẩn thận nhất là bạn chỉ nên dùng 1 tuần/lần trong thời gian đầu sử dụng. Sau đó bạn linh hoạt tăng dần tần suất dùng sản phẩm. Sau một tháng, khi da đã hoàn toàn quen với hoạt động của dẫn xuất vitamin A này, bạn có thể dùng chúng mỗi tối.

Thứ tự của retinol là gì trong quy trình chăm sóc da buổi tối?

Retinol không phải một dạng của tẩy da chết hóa học, nên không cần thiết phải sử dụng sau bước toner (nước hoa hồng). Bạn có thể áp dụng cách sử dụng retinol với 3 kiểu sau đây:

Cách 1: Tẩy trang ⇒ Sữa rửa mặt ⇒ Toner ⇒ Serum ⇒ Retinol ⇒ Emulsion (các loại gel dưỡng, nước dưỡng cấp nước) ⇒ Kem dưỡng.

Cách 2: Tẩy trang ⇒ Sữa rửa mặt ⇒ Toner ⇒ Serum ⇒ Emulsion (các loại gel dưỡng, nước dưỡng cấp nước) ⇒ Kem dưỡng ⇒ Retinol.

Cách 3: Tẩy trang ⇒ Sữa rửa mặt ⇒ Toner ⇒ AHA/BHA (sau 30 phút) ⇒ Serum ⇒ Retinol ⇒ Emulsion ⇒ Kem dưỡng.

Đối với cách này, nếu bạn sử dụng các sản phẩm có chứa nồng độ acid (axit) như: Các loại tẩy tế bào chết hóa học, serum vitamin C trong cùng một buổi với retinol, bạn phải đợi từ 30 phút trở lên. Bởi retinol đòi hỏi sự cân bằng độ pH trên da để chuyển đổi thành retinoic acid. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng nếu da bạn thuộc loại da khỏe, không nhạy cảm.

Tốt nhất, bạn nên dùng retinol cách ngày với các sản phẩm AHA, BHA, vitamin C.

4. Lưu ý khi sử dụng sản phẩm có chứa retinol là gì?

♦ Vì retinol khiến da nhạy cảm với ánh sáng, ánh nắng mặt trời, sử dụng hoạt chất này vào buổi tối là phù hợp và hiệu quả nhất.

♦ Nếu là lần đầu tiên sử dụng các sản phẩm có retinol, bạn nên sử dụng chúng ở nồng độ phần trăm thấp nhất, sau đó tăng dần theo thời gian và nhu cầu làn da.

♦ Luôn sử dụng kem chống nắng vật lý hoặc hóa học phổ rộng vào ban ngày, bởi trong quá trình sử dụng retinol, da rất dễ bị cháy nắng, tăng sắc tố nếu không được bảo vệ khỏi các chùm tia UV.

♦ Không nên sử dụng retinol hay nhóm chất retinoid khi bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Tác dụng của retinol đã chiếm được nhiều cảm tình trong giới dược mỹ phẩm chống lão hóa, điều trị mụn. Kiên nhẫn sử dụng chúng chính là chìa khóa để đẩy lùi các dấu hiệu hư tổn, tuổi tác, lưu giữ làn da tươi trẻ, căng mịn, đầy sức sống.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 lợi ích khi bạn sử dụng thực phẩm bổ sung collagen

(70)
Một trong những nguyên nhân làm da bị lão hóa là do collagen trong cơ thể sản sinh ngày càng ít. Để tăng cường khả năng sản sinh collagen trong da, chúng ta cần ... [xem thêm]

Nhận diện những ngành nghề có nguy cơ mắc bệnh đau xương khớp cao

(91)
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), hơn 1/3 số người trên 65 tuổi có các triệu chứng đau xương khớp. Điều này cho thấy đau xương khớp ... [xem thêm]

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi

(21)
Hiện nay, có khá nhiều tháp dinh dưỡng cho trẻ. Song lại có rất ít tháp đưa ra được hướng dẫn cụ thể về việc nên cho trẻ ăn gì hay không ăn gì và ăn ... [xem thêm]

16 loại thực phẩm đốt cháy mỡ thừa hiệu quả và nhanh chóng

(49)
Rất nhiều người cho rằng thức ăn không giúp ích gì trong cuộc chiến giảm cân. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Thực tế, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, có ... [xem thêm]

Đột quỵ ở trẻ em khác đột quỵ ở người lớn như thế nào?

(15)
Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến tử vong. Bằng cách nhận ... [xem thêm]

Phòng ngừa ung thư và hàng loạt bệnh nguy hiểm bằng dâu tây

(85)
Dâu tây là loại thực vật có quả và lá dùng để làm thức ăn, bào chế thuốc cũng như có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.Mọi người thường quan ... [xem thêm]

Dầu hạt bông có thực sự tốt cho sức khỏe?

(39)
Dầu hạt bông là một loại dầu ăn được đánh giá khá tốt cho sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, vẫn có một số lưu ý về loại dầu này mà bạn cần ... [xem thêm]

Bật mí cho nàng cách tránh móng tay giòn dễ gãy

(98)
Móng tay giòn dễ gãy không những làm bạn bị đau khi cào trúng da mà còn khiến đôi tay mất đi phần nào sức hấp dẫn. Làm sao để bạn khắc phục được tình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN