Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không?

(3.54) - 31 đánh giá

Ngày nay, không ít cô gái dùng nước muối sinh lý rửa mặt với mong muốn nhanh chóng giải quyết các nốt mụn xấu xí. Tuy nhiên, thực tế, rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không?

Muối là một trong những loại gia vị phổ biến. Để mang lại hương vị cho món ăn, sự hiện diện của muối là cần thiết trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, bạn có biết muối cũng có thể góp phần vào quá trình chăm sóc da mặt?

Ngày nay, không ít cô nàng mua nước muối sinh lý để rửa mặt hàng ngày thay vì dùng các sản phẩm sữa rửa mặt thông thường. Vậy, rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không? Bạn đã biết cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý hiệu quả chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết sau nhé.

Tất tần tật về nước muối sinh lý

Muối (NaCl) là hợp chất ion có dạng tự nhiên, là tinh thể khoáng vật. Nước biển là nơi có nhiều khoáng sản này nhất. Muối đóng vai trò quan trọng trong việc chế biến và bảo quản thực phẩm.

Trong y tế, các chuyên gia còn sử dụng muối dưới dạng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để sát khuẩn, khử trùng. Đây là dung dịch đẳng trương, có áp suất thẩm thấu gần bằng dịch trong cơ thể con người.

Dung dịch nước muối sinh lý được điều chế theo tỷ lệ 1 lít nước cất với 9g tinh thể muối tinh khiết.

Bạn có thể quan tâm: Bạn biết gì về công dụng của nước muối sinh lý?

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tác dụng gì?

Nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn, sát trùng cao. Do đó, bên cạnh tác dụng tẩy tế bào chết và nuôi dưỡng làn da, rửa mặt bằng nước muối sinh lý còn đem lại một số lợi ích khác đối với vẻ bề ngoài của các cô gái, chẳng hạn như:

Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá

Mụn trứng cá là một trong những vấn đề về da mà các cô gái quan tâm nhất, đặc biệt nếu mụn xuất hiện trên mặt.

Lượng dầu tiết ra từ tuyến bã nhờn ở da mặt quá nhiều sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Điều này khiến cho bụi bẩn cũng như vi khuẩn tại đây bị mắc kẹt. Tình trạng trên kéo dài có thể gây nhiễm trùng và viêm da, dẫn đến nổi mụn trứng cá.

Khi bạn rửa mặt bằng nước muối sinh lý, loại dung dịch này giúp tẩy tế bào chết. Trước tiên, nước muối sinh lý sẽ làm mềm lỗ chân lông đang tắc nghẽn, giúp bụi bẩn kẹt sâu bên trong từ từ di chuyển ra lớp ngoài cùng của da. Lúc này, bạn có thể dễ dàng rửa sạch chúng.

Ngoài ra, rửa mặt bằng nước muối sinh lý còn hỗ trợ làm sạch sâu ở từng lỗ chân lông, đặc biệt khi bạn muốn loại bỏ hoàn toàn những phần thừa từ lớp trang điểm hoặc các sản phẩm bảo vệ da như kem chống nắng. Từ đó, tình trạng nổi mụn trứng cá cũng sẽ dần thuyên giảm.

Thêm vào đó, rửa mặt bằng nước muối sinh lý còn cho phép da loại bỏ các tạp chất bằng cách hấp thụ dinh dưỡng có chọn lọc.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Tẩy tế bào chết cho da khi bị mụn.

Đóng vai trò như toner (nước hoa hồng)

Bên cạnh hoạt động như chất tẩy tế bào chết, nước muối sinh lý còn có thể tác dụng lên da tương tự toner (nước hoa hồng).

Công dụng chính của toner là cân bằng độ ẩm, góp phần tăng sức khỏe và vẻ đẹp cho da. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu vì họ là những đối tượng rất dễ bị mụn trứng cá.

Trong trường hợp này, nước muối sinh lý không chỉ rửa trôi bụi bẩn mà còn ngăn ngừa dầu thừa, duy trì độ ẩm tự nhiên cho da. Điều này nhờ vào đặc tính giữ nước của muối. Nếu da “ngậm” đủ nước, những tuyến bã nhờn sẽ không thể tiết ra quá nhiều dầu.

Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý

Sau khi đã tìm hiểu những lợi ích khi dùng nước muối sinh lý để rửa mặt, bạn sẽ cần biết cách rửa mặt với dung dịch này sao cho hiệu quả nhất.

Bạn có thể tự pha chế tại nhà theo tỷ lệ 1 lít nước và 9g muối hoặc tốt nhất là đến tiệm thuốc tây mua dung dịch nước muối sinh lý chuyên dụng. Sau đó, dùng một miếng vải sạch nhúng vào dung dịch rồi thoa đều khắp mặt. Hãy để dung dịch này lưu lại trên da trong khoảng hai phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm. Quy trình này có thể lặp lại mỗi ngày nếu nó phù hợp với bạn.

Những điều cần lưu ý khi làm sạch mặt bằng nước muối sinh lý

Bên cạnh nước muối sinh lý, bạn có thể dùng nước muối pha loãng để làm sạch da mặt mỗi ngày. Tuy nhiên, những dung dịch này có thể làm da bạn khô đi. Vì thế, bạn không nên lạm dụng mà chỉ áp dụng tối đa 2 lần mỗi ngày. Sau mỗi lần làm sạch mặt bằng nước muối, bạn hãy bôi kem dưỡng ẩm cho da để tăng hiệu quả dưỡng da.

Nước muối sinh lý cũng có thể khiến da bạn dễ bắt nắng hơn. Do đó, hãy trang bị cho bản thân một tuýp kem chống nắng “xịn” nhé.

Ngoài công dụng sát khuẩn, nước muối sinh lý còn là một dung dịch đem lại nhiều lợi ích cho làn da. Bạn hãy dùng nước muối sinh lý để rửa mặt mỗi ngày để da sạch mụn và khỏe mạnh hơn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bí quyết làm đẹp da với dầu neem

(18)
Dầu neem có chứa các dưỡng chất cần thiết giúp bạn chăm sóc da mặt, da đầu và các vùng da trên cơ thể. Vậy dầu neem là gì mà giúp bạn làm đẹp da một ... [xem thêm]

11 công dụng tuyệt vời của HẠT CHIA đối với sức khỏe

(10)
Du nhập vào Việt Nam không lâu, hạt chia giờ đây đã trở thành sự lựa chọn khôn ngoan cho những ai đã và đang theo đuổi lối sống lành mạnh. Thế nhưng vẫn ... [xem thêm]

Bệnh tim mạch ở phụ nữ ngày càng trẻ hóa, do đâu?

(65)
Trong hai thập kỷ qua, tỷ lệ bệnh nhân nữ nhập viện liên quan đến cơn đau tim ở độ tuổi 35–54 tăng từ 21% lên 31%. Nguyên nhân khiến số phụ nữ mắc ... [xem thêm]

Đôi mắt sáng khỏe chỉ với 9 loại thực phẩm quen thuộc

(87)
Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt trong thực đơn hằng ngày chính là cách tốt nhất giúp bạn có một đôi mắt sáng khoẻ lâu dài. Dưới đây là 10 ... [xem thêm]

Bật mí sự thật viêm gan B lây qua đường nào

(38)
Viêm gan B lây qua đường nào đã và đang trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm. Điều này xuất phát từ khả năng lây nhiễm cũng như mức độ thiệt ... [xem thêm]

Dấu hiệu rối loạn cương dương do stress gây ra

(20)
Ai cũng đều phải trải qua sự căng thẳng. Cơ thể con người được “thiết kế” để cảm nhận và phản ứng với stress. Điều này giúp chúng ta tỉnh táo và ... [xem thêm]

Dạy con phòng tránh bệnh HIV/AIDS

(55)
Bố mẹ mắc bệnh HIV nhưng có thể con sinh ra không mắc bệnh. Làm cách nào để bảo vệ trẻ tốt nhất ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ?Theo Tổ chức Y tế ... [xem thêm]

Nhận biết bệnh và cách chữa trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh

(28)
Hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết vì rất giống nhiều bệnh lý khác như viêm phổi hay cảm lạnh. Bố mẹ cần nhận biết những triệu chứng đặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN