Sinh cực non – Những vấn đề bạn cần biết

(4.22) - 27 đánh giá

Thế nào là sinh cực non?

Phần lớn thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần. Những trẻ sinh trong khoảng 32 và 37 tuần của thai kỳ được coi là sinh non. Những trẻ sinh trước 32 tuần được gọi là “sinh cực non”.

Tôi cần cân nhắc điều gì khi có nguy cơ sinh cực non?

Nếu bạn có nguy cơ sinh trẻ cực non, bác sỹ sẽ thảo luận với bạn về khả năng sống của đứa trẻ. Khả năng sống này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn cần phải biết được tỉ lệ sống của những trẻ được sinh tại bệnh viện có cùng tuổi thai, giới tính và cân nặng với trẻ của bạn. Bạn còn cần nhận thức rằng trẻ sinh cực non, mặc dù sống sót, thường mang những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và kéo dài. Những trẻ sanh cực non này thường khiếm khuyết về sự phát triển tâm thần hay thể chất, và cần có sự chăm sóc y tế đặc biệt.

Những vấn đề sức khỏe nào có liên quan đến sinh non?

Trẻ càng sinh non càng có nguy cơ có các vấn đề về sức khỏe. Những vấn đề này có thể ngắn hạn hay kéo dài, bao gồm:

  • Hội chứng suy hô hấp (RDS)
  • Chảy máu trong não
  • Nhiễm trùng
  • Những vấn đề về hệ tiêu hóa
  • Những vấn đề về kiểm soát nhiệt độ cơ thể
  • Khó khăn trong giao tiếp và phát âm
  • Những vấn đề về thị lực và thính lực
  • Liệt não và những vấn đề về thần kinh khác
  • Phát triển chậm

Hiện có những phương pháp để phòng ngừa sinh cực non?

Một số thuốc có thể được sử dụng cho những phụ nữ có nguy cơ sinh non để giúp cho sự trưởng thành phổi (corticosteroids) hoặc kéo dài thai kỳ (tocolytics hay progesterone). Nếu bạn đang ở khoảng 24 đến 34 tuần của thai kỳ và bác sỹ nghi ngờ rằng bạn có thể sinh trong tuần kế tiếp, bạn có thể sẽ được tiêm một liều corticosteroid. Loại thuốc này sẽ giúp đẩy nhanh sự phát triển phổi và các cơ quan khác của trẻ.

Những thuốc được gọi là tocolytics có thể được dùng cho những thai phụ có các triệu chứng của dọa sinh non. Những thuốc này có thể làm chậm lại hoặc làm ngưng những cơn co tử cung và ngăn được sự chuyển dạ sanh trong 2-7 ngày. Tocolytics có thể giúp bạn có thêm thời gian để sử dụng corticosteroids nhằm kích thích sự phát triển phổi ở trẻ hoặc để thai phụ kịp đến được một bệnh viện nơi có thể cung cấp sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sinh non.

Xem thêm bài Các phương pháp điều trị sinh non

Sinh tại bệnh viện có khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh có tăng khả năng sống sót ở trẻ sinh non không?

Những trẻ sinh non được chuyển đến bệnh viện có khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU: đơn vị chăm sóc tích cực trẻ sơ sinh) thì có khả năng sống cao hơn. NICU ở mức cao cung cấp sự chăm sóc đặc biệt cho những trẻ sơ sinh có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khoa này được trang bị tốt hơn, có những bác sỹ và y tá được huấn luyện chuyên sâu và có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sinh non. Bạn và con của bạn thường sẽ được chăm sóc bởi một đội ngũ y bác sỹ. Đội ngũ này có thể bao gồm một nhà sơ sinh học, một bác sỹ chuyên về điều trị các vấn đề sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Xem thêm bài Chăm sóc trẻ sinh non

Liệu pháp thay thế surfactant là gì?

Surfactant là một chất giúp các túi khí được giữ ở trạng thái phồng trong phổi. Phổi bắt đầu tạo surfactant vào khoảng tuần thứ 23 của thai kỳ. Sự thiếu surfactant là nguyên nhân chính của hội chứng suy hô hấp (RDS) ở trẻ sinh non.

Những trẻ sơ sinh cần đến liệu pháp thay thế surfactant thường bị đau ốm và cần sự chăm sóc tích cực. Vì lí do này, liệu pháp surfactant chỉ được sử dụng ở những bệnh viện nơi mà đội ngũ nhân viên được đào tạo đặc biệt về liệu pháp này và cách chăm sóc những trẻ ốm nặng.

Những quyết định tôi nên lựa chọn nếu tôi có nguy cơ sinh con cực non?

Nếu không đáp ứng với điều trị, trẻ của bạn chỉ có cơ hội sống rất mong manh. Đội ngũ bác sỹ và y tá sẽ nói chuyện với bạn và gia đình về những sự lựa chọn. Có thể đứa bé sẽ không thể sống được nếu không có máy hô hấp nhân tạo. Đó sẽ là một thời gian khó khăn đối với bạn và gia đình, nhưng việc tách đứa bé ra khỏi máy thở là điều cần thiết. Đội ngũ bác sỹ sẽ giúp bạn quyết định điều gì tốt nhất cho trẻ.

Giải thích thuật ngữ

Corticosteroids Hormone giúp cho sự phát triển phổi của bào thai, điều trị viêm khớp và các tình trạng bệnh lý khác.

Tuổi thai: Số tuần trôi qua từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng đến ngày sinh.

Sinh non: Sinh trước 37 tuần của thai kỳ.

Progesterone: Một hormone ở phụ nữ được tiết ra bởi buồng trứng và giúp chuẩn bị lớp lót của tử cung cho sự mang thai.

Hội chứng suy hô hấp (Respiratory Distress Syndrome – RDS): Một tình trạng ở một số trẻ có phổi chưa trưởng thành, gây nên các khó khăn về hô hấp.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/Patients/FAQs/Early-Preterm-Birth

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Thị Thanh Phương - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cắt bỏ nội mạc tử cung

(67)
Cắt bỏ nội mạc tử cung là gì? Cắt bỏ nội mạc tử cung nhằm phá hủy một lớp mỏng niêm mạc tử cung và ngăn tình trạng ra kinh ở nhiều phụ nữ mà ... [xem thêm]

Sẩy thai sớm

(69)
Sẩy thai sớm là gì? Thai phụ bị mất thai trước 20 tuần thì được gọi là sẩy thai sớm. Sẩy thai sớm có thường gặp không? Sự sẩy thai xảy ra phổ biến ... [xem thêm]

Trầm cảm sau sinh

(76)
Căng thẳng thoáng qua sau sinh là gì? Khoảng 2-3 ngày sau sinh, vài phụ nữ bắt đầu cảm thấy lo âu, buồn bã. Họ dễ dàng nổi giận với đứa con mới sinh, ... [xem thêm]

Vai trò của Acid Folic trong thai kì

(31)
Acid Folic là một “siêu anh hùng” của thai kỳ! Bổ sung acid Folic với liều khuyến cáo 400 micrograms (mcg) trước và trong mang thai có thể giúp phòng ngừa các ... [xem thêm]

Ra máu tiền mãn kinh và sau mãn kinh

(85)
Thế nào là mãn kinh và tiền mãn kinh? Mãn kinh được định nghĩa là sự mất kinh nguyệt (không hành kinh) trong 1 năm. Tuổi mãn kinh trung bình là 51, nhưng giới ... [xem thêm]

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

(10)
Bạn cần khám gì trước khi mang thai? Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong khi mang thai là điều tất nhiên nhưng chưa đủ. Để có được những em bé hoàn hảo, các bà ... [xem thêm]

Viêm gan siêu vi B và thai kỳ

(39)
Viêm gan siêu vi B là gì? Là bệnh lý gây viêm gan do nhiễm virus viêm gan B. Virus này tấn công tế bào gan gây suy chức năng gan, xơ gan, hay ung thư gan. Người nhiễm ... [xem thêm]

Bài 32 – Em bé nhỏ và em bé to

(69)
Một em bé chào đời đủ ngày đủ tháng, cân nặng đạt chuẩn có lẽ là mong ước hàng đầu của mọi bà mẹ. Và…cuộc sống chưa bao giờ suôn sẻ cho tất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN