Thuốc tiêm tránh thai có tác dụng thế nào và ai không nên sử dụng?

(3.56) - 85 đánh giá

Depo-provera là gì?

Depo-provera (medroxyprogesterone acetate) là thuốc tránh thai dạng tiêm, với mỗi liều có hiệu quả ngừa thai trong vòng 3 tháng. Depo-provera là thuốc tổng hợp tương tự progesterone, một nội tiết tố bình thường được sản xuất bởi buồng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Thuốc tác dụng như thế nào?

Depo-provera giúp tránh thai bằng cách ngăn ngừa sự rụng trứng (sự phóng thích trứng từ buồng trứng). Nếu buồng trứng không phóng thích được trứng, đồng nghĩa với không có khả năng có thai. Depo-provera được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm vào mông hay cánh tay. Liều đầu tiên nên được tiêm trong vòng 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, và nên được lặp lại mỗi 3 tháng.

Hiệu quả như thế nào?

Depo-provera có hiệu quả ngừa thai tương tự phương pháp thắt vòi tử cung và có hiệu quả hơn một số phương pháp khác như thuốc tránh thai, bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo. Tuy nhiên, phương pháp này không bảo vệ được sự lây nhiễm HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Hiệu quả ngừa thai lâu dài?

Câu trả lời là không. Depo-provera chỉ có tác dụng ngừa thai trong vòng 3 tháng. Vì vậy, cần phải lặp lại liều sau mỗi 3 tháng. Sau khi ngừng sử dụng Depo-provera, chức năng phóng noãn buồng trứng sẽ phục hồi trở lại bình thường trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần khoảng 9 đến 10 tháng sau mũi tiêm cuối cùng mới có thể mang thai trở lại.

Có thể dùng thuốc trong bao lâu?

Không nên sử dụng Depo-provera quá 2 năm trừ khi không còn biện pháp ngừa thai nào phù hợp. Sử dụng Depo-provera có thể là nguyên nhân gây giảm dự trữ Canxi tại xương. Thời gian sử dụng càng dài, càng mất thêm nhiều Canxi. Nồng độ Canxi có thể không phục hồi trở lại hoàn toàn ngay sau khi ngưng sử dụng. Điều này có thể dẫn đến loãng xương.

Tác dụng phụ?

Hầu hết phụ nữ sẽ có một vài thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt khi sử dụng Depo-provera, bao gồm ra máu bất thường, ra máu thấm giọt rải rác, tăng hoặc giảm lượng máu kinh hay không hành kinh. Sau một năm sử dụng, khoảng 50% phụ nữ không hành kinh. Không nên lo lắng về dấu hiệu này vì nó không ảnh hưởng đến sức khỏe và chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường khi ngưng sử dụng thuốc. Nếu ra máu nhiều hoặc tiếp tục ra máu bất thường nên gặp bác sỹ. Một số tác dụng phụ khác như tăng cân, đau đầu, căng thẳng, khó chịu ở bụng, chóng mặt hay mệt mỏi.

Có thể sử dụng khi đang cho con bú không?

Depo-provera có thể sử dụng an toàn đối với phụ nữ đang cho con bú. Những nghiên cứu trong thời gian dài trên những trẻ có mẹ sử dụng Depo-provera khi cho con bú cho thấy Depo-provera không có ảnh hưởng xấu lên trẻ.

Trường hợp nào không nên sử dụng Depo-provera?

Những trường hợp sau không nên sử dụng Depo-provera: có bệnh gan, tiền sử bị huyết khối (viêm tĩnh mạch) hay đột quỵ, ra máu bất thường không rõ nguyên nhân, ung thư vú hay cơ quan sinh sản, đã biết hay nghi ngờ có thai, dị ứng với thành phần của thuốc Depo-provera.

Xem thêm bài Thuốc tiêm tránh thai DMPA

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/sex-birth-control/birth-control/depo-provera-an-injectable-contraceptive.html

Biên dịch - Hiệu đính

TS.BS. Trần Mạnh Linh - ThS.BS. Nguyễn Khánh Linh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài 51 – Nên và không nên khi mang thai

(42)
Đồn đoán và sự thật… Phụ nữ mang thai có lẽ là đối tượng “được” cho lời khuyên nhiều nhất. Cộng thêm sự trợ giúp của các công cụ tìm kiếm, ... [xem thêm]

Tăng huyết áp thai kỳ

(36)
Tăng huyết áp đang là một vấn đề đáng quan tâm khi mang thai, đặc biệt đối với những phụ nữ đã được chẩn đoán tăng huyết áp mạn tính trước đó. ... [xem thêm]

Lựa chọn sinh thường hay sinh mổ

(36)
Lợi ích của sinh thường và sinh mổ? Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho em biết lợi ích của sinh thường và sinh mổ không ạ? Em gần tới ngày sinh rồi, em rất ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị vô sinh: 9 câu hỏi thường gặp

(20)
Biên dịch: Cao Duy Khang Hiệu đính: BS Lê Hữu Thắng Tổng quan chung Với một số người, mang thai có thể rất đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng với những người khác, ... [xem thêm]

Tiêm ngừa và thai kỳ

(18)
Tiêm phòng là việc cực kỳ quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng. Cá nhân mình cảm thấy việc phát minh ra vắc – xin (vaccine) là một ... [xem thêm]

Bài 46 – Những điều cần biết khi thai quá ngày dự sanh

(34)
Trước khi đọc bài này, bạn cần tìm lại bài “Cách tính tuổi thai và ngày dự sanh” để đọc trước sẽ dễ hiểu hơn. Ngày dự sanh bác sĩ thông báo cho ... [xem thêm]

Bài 33 – Bảo vệ bản thân khi có thai

(66)
Cái này sẽ hơi lạ với bạn phải không? Thật ra nói đầy đủ là bảo vệ mình khỏi nhiễm khuẩn khi có thai để tránh lây truyền cho bé. Trong phần Khám sức ... [xem thêm]

Phẫu thuật nội soi ổ bụng

(14)
Phẫu thuật nội soi ổ bụng là gì? Phẫu thuật nội soi ổ bụng là một kĩ thuật mổ không cần rạch một đường rạch lớn trên da thành bụng. Một ống ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN