Sự thật về “ngày đèn đỏ của đàn ông”

(3.53) - 90 đánh giá

Vào ngày đèn đỏ, phụ nữ thường có những biểu hiện thay đổi về tâm trạng, sinh lý có thể nhìn thấy rõ rệt. Vậy “ngày đèn đỏ của đàn ông” thì như thế nào?

Dưới đây bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về ngày đèn đỏ của đàn ông nhé!

Đàn ông cũng có ngày đèn đỏ

Giống như phụ nữ, đàn ông cũng trải qua sự thay đổi về nội tiết tố. Mỗi ngày, một người đàn ông có nồng độ testosterone tăng vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều tối, mức testosterone thậm chí có thể thay đổi theo từng ngày. Sự thay đổi nội tiết tố này có thể gây ra các dấu hiệu giống như dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) ở phụ nữ bao gồm trầm cảm, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng.

Nhà tâm lý trị liệu Jed Diamond đã đặt ra thuật ngữ Hội chứng khó chịu ở nam giới (IMS) trong cuốn sách cùng tên của mình, để mô tả những biến động nội tiết tố và các dấu hiệu trong nghiên cứu. Ông tin rằng đàn ông cũng trải qua chu kỳ thay đổi hormone như phụ nữ.

Tiến sĩ, nhà trị liệu tình dục Janet Brito cho biết, chu kỳ kinh ở phụ nữ và sự thay đổi nội tiết tố là kết quả của chu kỳ sinh sản tự nhiên để chuẩn bị thụ thai. Nam giới có mức testosterone có thể khác nhau và một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone có thể gây ra những dấu hiệu có điểm tương đồng với các dấu hiệu của PMS.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone bao gồm:

  • Bệnh lý
  • Thiếu ngủ
  • Căng thẳng
  • Rối loạn ăn uống
  • Thay đổi chế độ ăn uống hoặc cân nặng
  • Tuổi tác (mức độ testosterone của đàn ông bắt đầu giảm sớm nhất là ở tuổi 30)

Dấu hiệu ngày đèn đỏ của đàn ông

Các dấu hiệu của IMS ở đàn ông tuy tương đối giống với dấu hiệu PMS ở phụ nữ nhưng lại không theo bất kỳ mô hình sinh lý nào giống như chu kỳ sinh sản ở phụ nữ. Điều này có nghĩa là những dấu hiệu này không xảy ra thường xuyên và định kỳ.

Các dấu hiệu của Hội chứng khó chịu ở nam giới (IMS) bao gồm:

  • Tự ti
  • Lo lắng
  • Mệt mỏi
  • Chán nản
  • Nhạy cảm
  • Tâm lý nóng nảy
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Nhầm lẫn hoặc rối loạn tâm thần

Những dấu hiệu IMS có thể bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt hormone testosterone. Nếu các dấu hiệu này vẫn xảy ra thường xuyên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và được điều trị.

Đàn ông ở độ tuổi trung niên có thể gặp các dấu hiệu trên khi mức testosterone tự nhiên trong cơ thể bắt đầu giảm. Tình trạng này thông thường được gọi là andropological, hay còn được gọi là mãn kinh nam.

Trong trường hợp ở đàn ông có máu được tìm thấy trong nước tiểu hoặc phân, đây không phải là dấu hiệu kinh nguyệt như ở phụ nữ mà thường là do ký sinh trùng hoặc nhiễm trùng. Bất kể tình trạng nào gặp phải, bạn cũng cần gặp bác sĩ để có kế hoạch chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách kiểm soát ngày đèn đỏ của đàn ông

Việc thực hiện các cách giúp duy trì hormone testosterone ở mức độ ổn định là mục tiêu chính để kiểm soát tình trạng này, các phương pháp có thể bao gồm:

  • Tập luyện thể dục đều đặn
  • Nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ giấc
  • Hạn chế căng thẳng, tránh ôm đồm công việc
  • Ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bao gồm protein, chất béo tốt và carbohydrate

Nếu các dấu hiệu của ngày đèn đỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Trong trường hợp nguyên nhân do thiếu testosterone, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng liệu pháp thay thế testosterone.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách tự nhiên giúp tăng lượng testosterone

Ngày đèn đỏ của đàn ông không gây ra quá nhiều sự thay đổi như phụ nữ, nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo sự suy giảm hormone testosterone. Vì thế, bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ để giúp hormone này luôn được kiểm soát ở mức ổn định nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 thời gian lý tưởng để làm “chuyện ấy”

(26)
Bạn có biết không, việc quan hệ tình dục đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp bạn phấn chấn hơn đấy, đặc biệt là khi bạn quan hệ tình dục vào ... [xem thêm]

Để phòng đột tử, bạn cần biết tư thế ngủ an toàn cho bé

(68)
Nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng luôn là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình huống này, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ... [xem thêm]

Mách bạn cách chọn dầu ăn an toàn cho sức khỏe

(85)
Bạn có biết, để chọn dầu ăn an toàn cho sức khỏe, chúng ta nên quan tâm đến “điểm bốc khói” và thành phần chất béo trong nó.Dầu ăn là loại thực ... [xem thêm]

Bố mẹ hãy dành thời gian cho con để trẻ khỏe mạnh hơn

(92)
Cuộc sống hiện đại đồng nghĩa với nhu cầu về mọi thứ càng tăng lên và để đáp ứng nhu cầu đó con người càng phải lao động nhiều hơn. Ngoài thời ... [xem thêm]

Tăng huyết áp kháng trị và những điều bạn chưa biết

(100)
Tăng huyết áp kháng trị là trường hợp cơ thể người bệnh không đáp ứng tốt với quá trình điều trị tăng huyết áp. Bởi vì đây là tình trạng hiếm gặp ... [xem thêm]

Có nên dùng Aminoglycosides để chữa bệnh viêm nội tâm mạc?

(68)
Tìm hiểu chungBệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là gì?Viêm nội tâm mạc hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng và viêm các van ... [xem thêm]

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

(87)
Định nghĩaHội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì?Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng xảy ra khi ngủ sâu. Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa đầu buổi ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của sữa đối với trẻ sơ sinh

(15)
Nghiên cứu về khả năng nhận thức của em bé khi được cha mẹ trò chuyện được tiến hành bởi hai nhà tâm lý học đến từ Đại học New York và Đại học ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN